Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế?
Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế?
Căn cứ tại Điều 139 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế như sau:
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sau:
+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
+ Hành vi trốn thuế
+ Hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong lĩnh vực quản lý thuế
+ Hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực quản lý thuế
+ Hành chính về phí, lệ phí, hóa đơn trong lĩnh vực quản lý thuế
Như vậy, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành hành chính về hành vi trốn thuế.
Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế? (Hình từ internet)
Hành vi trốn thuế bị xử phạt hành chính thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, đối với hành vi trốn thuế không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
+ Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
+ Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
+ Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
+ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
+ Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP mà có một tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hai tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
+ Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, đ, e khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PVT_MST/xu-phat-vi-pham-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/giai-trinh-vi-pham-hanh-chinh-ve-thue-hoa-don.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-1/ngay-09/muc-phat-tien-1-tinh-tiet-giam-nhe.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTBA_MST/khong-ky-bien-ban-thanh-tra-thue.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTBA_MST/khi-tuong-thuy-van.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTT/07122024/cac-hinh-thuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-ke-toan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NAL/thang-12/dn-tron-thue.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTBA_MST/khong-tieu-huy-hoa-don.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-11/22/vphv-quy-mo-lon-hd.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-11/22/vphc-thue-quy-mo-lon.jpg)
- Hành vi nào khiến cơ sở đào tạo lái xe bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu?
- Không bán hàng nhưng vẫn xuất hóa đơn có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng?
- Thuế toàn phần là gì? Những loại thu nhập áp dụng biểu thuế toàn phần?
- Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với hộ gia đình, cá nhân do chấm dứt hoạt động kinh doanh năm 2025?
- Tài khoản 153 theo Thông tư 200 về Công cụ, dụng cụ có bao nhiêu tài khoản cấp 2? Quy định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán ra sao?
- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng có được miễn thuế nhập khẩu không?
- Tải Mẫu 01-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế dùng cho tổ chức và 06 Mẫu Bảng kê kèm theo?
- Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng từ năm 2025? Vũ khí quân dụng có phải đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Đối tượng nào được trang bị vũ khí quân dụng? Vũ khí dùng cho an ninh quốc phòng có phải chịu thuế GTGT không?
- Quy định thủ tục trang bị vũ khí thể thao như thế nào? Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao?