Nghị định 168 có thay thế Nghị định 100 về xử phạt giao thông đường bộ không? Xe ô tô bị tai nạn có chịu phí sử dụng đường bộ?
Nghị định 168 có thay thế Nghị định 100 về xử phạt giao thông đường bộ không?
Ngày 26/12/2024, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Trong khi trước đó thì việc xử phạt giao thông đường bộ áp dụng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được ban hành ngày 30/12/2019 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP),
Vậy, câu hỏi đặt ra là Nghị định 168 có thay thế Nghị định 100 về xử phạt giao thông đường bộ không?
Theo Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về sửa đổi Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng
1. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 1 như sau:
“2a. Hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể đối với từng chức danh về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì áp dụng quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe”.
...
Như vậy, thực chất thì Nghị định 168/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP chứ không phải thay thế, bãi bỏ Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Hiện nay, Nghị định 168/2024/NĐ-CP và Nghị định 100/2019/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực.
Xem thêm: Thời điểm bắt đầu hiệu lực của nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông là khi nào?
Nghị định 168 có thay thế Nghị định 100 về xử phạt giao thông đường bộ không? Xe ô tô bị tai nạn có chịu phí sử dụng đường bộ? (Hình từ Internet)
Xe ô tô bị tai nạn có chịu phí sử dụng đường bộ?
Theo điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu phí sử đụng đường bộ như sau:
Đối tượng chịu phí
1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
2. Xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
a) Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
b) Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
c) Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
...
Như vậy, xe ô tô bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên thì mới không chịu phí sử dụng đường bộ.
Đối với xe ô tô (không thuộc đối tượng được miễn phí và các trường hợp không chịu phí khác) bị tai nạn mà chưa đến mức nêu trên thì vẫn phải chịu phí sử dụng đường bộ.
- Doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hoạt động gia công hàng hóa?
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì? Đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi?
- Người nộp thuế lựa chọn dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng để thực hiện giao dịch thuế điện tử được không?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định như thế nào?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự? Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản?
- Nội dung và kết cấu của tài khoản 136 theo Thông tư 200? Nguyên tắc kế toán tài khoản 136?
- Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ gì?
- Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu năm 2025?
- Quan hệ liên kết xác định theo quy định Nghị định 132/2020 như thế nào?
- Luật Thương mại mới nhất 2025? Thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh là những thu nhập nào?