Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày gì? Người lao động có được nghỉ ngày này không?

Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày gì? Người lao động có được nghỉ ngày này không?

Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày gì? Người lao động có được nghỉ ngày này không?

Theo Quyết định 39-HĐBT năm 1985 về ngày Thầy thuốc Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành chọn ngày 27 tháng 2 hằng năm là Ngày Thầy thuốc Việt Nam, một dịp đặc biệt để tôn vinh những người làm trong ngành y tế - những con người thầm lặng tận tụy vì sức khỏe cộng đồng.

Đây không chỉ là ngày tri ân, mà còn là lời nhắc nhở về sứ mệnh cao cả của nghề y: cứu người, chữa bệnh với trái tim nhân hậu và y đức vẹn toàn.

Ngày này bắt nguồn từ bức thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc vào ngày 27/02/1955. Trong thư, Người căn dặn đội ngũ y bác sĩ phải vừa giỏi chuyên môn, vừa giàu lòng nhân ái, thể hiện trọn vẹn tinh thần "Lương y như từ mẫu" – thầy thuốc phải như người mẹ hiền. Tinh thần này không chỉ trở thành kim chỉ nam cho ngành y mà còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của mỗi thầy thuốc.

Ngày 27/02 không chỉ là dịp để xã hội ghi nhận công lao của các y bác sĩ, mà còn khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm trong những người đang cống hiến cho ngành y.

Đó là ngày để nhìn lại những hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ áo trắng - những người luôn sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, kiên trì với sứ mệnh cứu người, dù trong thời bình hay trong những giai đoạn dịch bệnh cam go nhất.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam là lời tri ân sâu sắc đến những người đã và đang tận tụy với công việc chữa bệnh, giúp chúng ta thêm trân trọng và biết ơn những đôi bàn tay mang lại sự sống cho bao người.

Ngoài ra, căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ vài những dịp lễ tết sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì vào Ngày Thầy thuốc Việt Nam người lao động không được nghỉ hưởng nguyên lương, vẫn phải làm việc như những ngày khác.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày gì? Người lao động có được nghỉ ngày này không?

Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày gì? Người lao động có được nghỉ ngày này không? (Hình từ In Internet)

Người lao động đi làm Ngày Thầy thuốc Việt Nam có phải đóng thuế TNCN không?

Theo như quy định ở phần trên, thì ngày Thầy thuốc Việt Nam không thuộc trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo quy định.

Đồng thời căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương quy định như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, Ngày Thầy thuốc Việt Nam không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ, tết chính thức nên cán bộ địa chính và người lao động không được nghỉ làm và hưởng nguyên lương vào ngày này theo luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì thu nhập của cá nhân phát sinh từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế thuế TNCN. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:

+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;

+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của dương lịch;

+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, Ngày Thầy thuốc Việt Nam là không thuộc ngày nghỉ lễ, tết theo quy định pháp luật, do đó tiền lương làm việc Ngày Thầy thuốc Việt Nam vẫn phải chịu thuế TNCN.

Nguyễn Thị Ngọc
Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày gì? Người lao động có được nghỉ ngày này không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch