Năm tài chính công đoàn tính từ ngày nào? Thời hạn quyết toán thu chi tài chính công đoàn ngày mấy?
Năm tài chính công đoàn tính từ ngày nào? Thời hạn quyết toán thu chi tài chính ngày mấy?
Căn cứ tại Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ năm 2024 về niên độ và thời hạn gửi báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn như sau:
Niên độ và thời hạn gửi báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn
Năm tài chính công đoàn tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
1. Đối với các cấp công đoàn, thời hạn báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính quy định như sau:
a) Dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm sau của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/10 năm báo cáo. Quyết toán thu, chi tài chính công đoàn, báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/3 của năm sau.
b) Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quy định cụ thể thời gian nộp báo cáo dự toán, quyết toán của cấp dưới, đơn vị trực thuộc cho phù hợp với quy định tại Điều này.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn: Dự toán của năm sau báo cáo Chủ sở hữu trước ngày 31/10 hàng năm. Quyết toán thu, chi năm báo cáo Chủ sở hữu trước ngày 31/3 năm sau.
Theo đó, năm tài chính công đoàn tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Trong đó, thời hạn báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính như sau:
- Đối với các cấp công đoàn:
+ Dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm sau của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/10 năm báo cáo.
Quyết toán thu, chi tài chính công đoàn, báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/3 của năm sau.
+ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quy định cụ thể thời gian nộp báo cáo dự toán, quyết toán của cấp dưới, đơn vị trực thuộc cho phù hợp với quy định tại Điều này.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn: Dự toán của năm sau báo cáo Chủ sở hữu trước ngày 31/10 hàng năm. Quyết toán thu, chi năm báo cáo Chủ sở hữu trước ngày 31/3 năm sau.
Năm tài chính công đoàn tính từ ngày nào? Thời hạn quyết toán thu chi tài chính công đoàn ngày mấy?
Phân cấp quản lý tài chính công đoàn ra sao?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định về phân cấp quản lý tài chính công đoàn như sau:
- Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở.
- Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán; quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
- Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; quyết định nguyên tắc xây dựng, phân bổ, duyệt dự toán cho các đơn vị cấp dưới theo quy định của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán;
Công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính của công đoàn Việt Nam; quyết định nguyên tắc xây dựng, xét duyệt, phân bổ dự toán tài chính công đoàn hàng năm; tổng hợp phê duyệt dự toán, quyết toán cấp Tổng dự toán, các đơn vị cấp dưới; hướng dẫn, kiểm tra đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn, thực hiện nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn;
Ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn; phê duyệt dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn hàng năm.
- Thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ; vay vốn, huy động vốn:
+ Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn:
Phê duyệt chủ trương đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng).
Phê duyệt đề án cấp vốn (không bao gồm cấp kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên) cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên.
Cấp vốn cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Phê duyệt chủ trương vay vốn, huy động vốn thực hiện đầu tư của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên trực thuộc Tổng Liên đoàn.
+ Thẩm quyền của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương:
Xây dựng phương án đầu tư tài chính từ nguồn tài chính công đoàn của đơn vị trình Tổng Liên đoàn phê duyệt (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng).
Thẩm định đề án cấp vốn (không bao gồm cấp kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên) cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trình Tổng Liên đoàn phê duyệt.
Cấp vốn cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương sau khi được Tổng Liên đoàn phê duyệt.
Phê duyệt chủ trương vay vốn, huy động vốn thực hiện đầu tư của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
Đối với Ban Công đoàn Quốc phòng không có Ban Thường vụ thì thẩm quyền do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
- Thẩm quyền của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn: Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên được vay vốn, huy động vốn thực hiện đầu tư trên cơ sở được Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương.

- Năm tài chính công đoàn tính từ ngày nào? Thời hạn quyết toán thu chi tài chính công đoàn ngày mấy?
- Tải mẫu báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
- Thông tin Địa chỉ, số điện thoại chi cục thuế tại Thanh Hóa mới nhất?
- Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí trong thời hạn tối đa bao lâu?
- Hợp tác xã trong khu công nghiệp có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?
- Dự án đầu tư cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng tiêu chí gì?
- Lưu ban khi đi du học thì có được hưởng học bổng trong thời gian học lại không?
- Nguyên tắc lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
- Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu trực tiếp tại cơ sở là khi nào?
- Ví dụ tính thuế giá trị gia tăng VAT chi tiết theo 2 phương pháp?