Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí trong thời hạn tối đa bao lâu?
Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí trong thời hạn tối đa bao lâu?
Thu hồi chi phí đào tạo đối với du học sinh không hoàn thành nghĩa vụ học tập hoặc không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan sau khi tốt nghiệp. Việc thu hồi chi phí bồi hoàn được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 86/2021/NĐ-CP như sau:
Thu hồi chi phí bồi hoàn
1. Chi phí bồi hoàn bao gồm toàn bộ chi phí đào tạo đã được ngân sách nhà nước chi trả cho du học sinh quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này và do cơ quan cử đi học cung cấp.
2. Việc thu hồi chi phí bồi hoàn đối với du học sinh quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cử đi học (đối với trường hợp không có cơ quan công tác) ra quyết định về việc thu hồi chi phí bồi hoàn và gửi quyết định này cho du học sinh thuộc diện bồi hoàn. Việc xem xét miễn, giảm chi phí bồi hoàn do cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cử đi học quyết định căn cứ trên hồ sơ của du học sinh và chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
b) Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chi phí bồi hoàn của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cử đi học, du học sinh có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí bồi hoàn;
c) Chi phí bồi hoàn được nộp cho cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cử đi học đã chi trả kinh phí cho du học sinh;
d) Trong trường hợp du học sinh phải bồi hoàn chi phí đào tạo không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cử đi học có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
3. Việc thu hồi chi phí bồi hoàn đối với du học sinh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định này được thực hiện theo quy định hợp tác giữa các cơ quan nhà nước của Việt Nam với phía nước ngoài đài thọ học bổng.
Do đó, du học sinh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ chi phí bồi hoàn trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chi phí bồi hoàn từ cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cử đi học. Nếu du học sinh không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn, cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cử đi học có quyền khởi kiện tại Tòa án.
Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí trong thời hạn tối đa bao lâu?
Thuế có phải là nguồn thu của ngân sách nhà nước không?
Các khoản thu ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015, hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, gồm:
1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
2. Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
4. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
5. Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
a) Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
b) Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
c) Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
d) Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;
đ) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
6. Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
7. Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.
8. Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
9. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
10. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật.
11. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
12. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.
13. Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật ngân sách nhà nước.
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thuế là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn chi phí trong thời hạn tối đa bao lâu?
- Hợp tác xã trong khu công nghiệp có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?
- Dự án đầu tư cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng tiêu chí gì?
- Lưu ban khi đi du học thì có được hưởng học bổng trong thời gian học lại không?
- Nguyên tắc lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
- Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu trực tiếp tại cơ sở là khi nào?
- Ví dụ tính thuế giá trị gia tăng VAT chi tiết theo 2 phương pháp?
- Hướng dẫn công tác bàn giao và hạch toán kế toán đối với công đoàn cấp trên cơ sở khi giải thể, sáp nhập, hợp nhất?
- Nghị định 26/2025/NĐ-CP tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước sau khi tinh gọn bộ máy từ 1/3/2025?
- Công văn 3199/TLĐ-TC hướng dẫn bàn giao, hạch toán kế toán khi đơn vị giải thể, sáp nhập, hợp nhất?