Mức xử phạt đối với hành vi cố ý làm hư hỏng sổ kế toán là bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt đối với hành vi cố ý làm hư hỏng sổ kế toán là bao nhiêu tiền? Sửa chữa sổ kế toán được quy định như thế nào?

Mức xử phạt đối với hành vi cố ý làm hư hỏng sổ kế toán là bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy;
b) Sổ kế toán không ghi bằng bút mực (trừ trường hợp đơn vị lựa chọn ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử), ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp;
c) Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử);
d) Mẫu sổ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định;
b) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định;
c) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;
b) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
c) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;
d) Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa sổ kế toán.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán;
b) Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại sổ kế toán đối với các vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
đ) Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi cố ý làm hư hỏng sổ kế toán của cá nhân sẽ là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Mức xử phạt đối với hành vi cố ý làm hư hỏng sổ kế toán của tổ chức sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ là từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, cá nhân và tổ chức có hành vi cố ý làm hư hỏng sổ kế toán thì cần phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách là buộc khôi phục lại sổ kế toán.

Mức xử phạt đối với hành vi cố ý làm hư hỏng sổ kế toán là bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt đối với hành vi cố ý làm hư hỏng sổ kế toán là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Sửa chữa sổ kế toán được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 27 Luật Kế toán 2015 quy định về sửa chữa sổ kế toán như sau:

(1) Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:

- Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh.

- Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh.

- Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.

(2) Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.

(3) Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.

(4) Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Luật Kế toán 2015.

Sổ kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi cố ý làm hư hỏng sổ kế toán là bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mẫu Sổ Kế toán thuế nội địa là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Nội dung và phương pháp ghi Sổ Kế toán thuế nội địa?
Pháp luật
Việc sửa chữa thông tin, số liệu sau ngày khóa sổ kế toán liên quan đến báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động sau ngày 31/12/2024 như thế nào?
Pháp luật
Trình tự khoá sổ kế toán từ ngày 01/01/2025 như thế nào?
Pháp luật
Đơn vị kế toán căn cứ vào chứng từ nào để ghi sổ kế toán?
Pháp luật
Có bao nhiêu phương pháp sửa chữa sổ kế toán?
Pháp luật
Sửa chữa sổ kế toán không đúng phương pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Sổ kế toán không có đầy đủ chữ ký sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mở sổ kế toán cho công ty mới thành lập khi nào? Công ty không mở sổ kế toán đúng thời gian quy định phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Sổ kế toán phải ghi bằng bút gì? Mức xử phạt khi không ghi đúng loại bút trong sổ kế toán?
Nguyễn Thị Bình An
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch