Lịch âm hôm nay là ngày bao nhiêu? Năm tài chính tính theo lịch âm hay dương?
Lịch âm hôm nay là ngày bao nhiêu? Năm tài chính tính theo lịch âm hay dương?
Hôm nay là Thứ 3 ngày 19/11/2024, nhằm ngày 19 tháng 10 năm Nhâm Thìn.
Xem lịch âm hôm nay tháng 11/2024:
Xem lịch âm hôm nay tháng 12/2024:
Năm tài chính, còn gọi là năm ngân sách, là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm, được sử dụng để lập kế hoạch ngân sách cho tổ chức hoặc Chính phủ.
Theo Điều 14 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định về kỳ kế toán như sau:
Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
...
Theo đó, năm tài chính sẽ tính theo lịch dương và thường sẽ bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.
Đối với một số doanh nghiệp (đơn vị kế toán) đặc thù thì được chọn ngày bắt đầu cho năm tài chính nhưng vẫn phải đảm bảo là 12 tháng tròn theo năm dương lịch bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này - hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế.
>> Xem thêm: 9 nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế thanh tra thuế năm 2025
Lịch âm hôm nay là ngày bao nhiêu? Năm tài chính tính theo lịch âm hay dương? (Hình từ Internet)
Sổ kế toán phải được mở vào thời điểm nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
5. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 24, Điều 25 và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này, trừ việc đóng dấu giáp lai. Sau khi khóa sổ kế toán trên phương tiện điện tử phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Như vậy, sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm, cũng tức là đầu năm tài chính. Nếu là đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
- Thông tư 31/2021/TT-BTC
- Thông tư 19/2021/TT-BTC
- Thông tư 10/2021/TT-BTC
- Thông tư 06/2021/TT-BTC
- Thông tư 105/2020/TT-BTC
- Nghị định 91/2022/NĐ-CP
- Nghị định 102/2021/NĐ-CP
- Nghị định 132/2020/NĐ-CP
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP
- Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia tại đây
- Tiền cấp dưỡng cho con khi vợ chồng li hôn có phải chịu thuế TNCN không? Mức cấp dưỡng hiện nay là bao nhiêu?
- Cách viết Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của Đảng viên năm 2024? Mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên trong đơn vị sự nghiệp?
- Tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có phải khai thuế không?
- Có bắt buộc thi môn kế toán khi thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế không?
- Mức thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô dưới 24 chỗ hiện nay là bao nhiêu?
- Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn giá trị gia tăng hay không?
- Tính thuế chuyển nhượng cổ phần theo Thông tư 111 TNCN?
- Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam? Giáo viên có mã số thuế cá nhân không?
- Có được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với tiền bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không?
- 20 11 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày Nhà giáo Việt Nam? Phụ cấp thu hút của giáo viên có phải chịu thuế TNCN?