Ký hợp đồng dịch vụ đối với người từ 15 tuổi có cần người đại diện xác nhận? Mức thu phí công chứng hợp đồng dịch vụ được quy định như thế nào?
Ký hợp đồng dịch vụ đối với người từ 15 tuổi có cần người đại diện xác nhận?
Căn cứ theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng dịch vụ pháp lý như sau:
Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ được xem là một văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên về cung ứng dịch vụ theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện các công việc do bên sử dụng dịch vụ yêu cầu, và bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền khi nhận được dịch vụ theo thỏa thuận được thể hiện trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo đó, người từ 15 tuổi được xem là người chưa thành niên do người chưa thành niên được quy định là người chưa đủ 18 tuổi.
Bên cạnh đó thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự xác lập và thực hiện giao dịch dân sự không bao gồm giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký.
Tuy nhiên, đối với giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý thì khi đó người từ đủ 15 tuổi xác lập và thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, khi ký hợp đồng dịch vụ đối với người từ 15 tuổi không cần phải có sự đồng ý từ người đại diện theo pháp luật do người từ đủ 15 tuổi có thể tự xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự.
Ngoại trừ các giao dịch dân sự xác lập với người từ đủ 15 tuổi quy định cần có sự đồng ý từ người đại diện theo pháp luật hoặc các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản và động sản.
Ngoài ra, tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 quy định cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm công việc và nơi làm việc sau đây:
[1] Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
- Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
- Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
- Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
- Phá dỡ các công trình xây dựng;
- Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
- Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
- Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
[2] Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
- Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
- Công trường xây dựng;
- Cơ sở giết mổ gia súc;
- Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
- Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
Ký hợp đồng dịch vụ đối với người từ 15 tuổi có cần người đại diện xác nhận? Mức thu phí công chứng hợp đồng dịch vụ được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Mức thu phí công chứng hợp đồng dịch vụ được quy định như thế nào?
Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng không có giá trị tài sản, do đó việc áp dụng mức thu phí công chứng đối với hợp đồng dịch vụ được xác định theo Bảng mức thu đối với hợp đồng không có giá trị tài sản tại Thông tư 257/2016/TT-BTC.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng hợp đồng không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch như sau:
Như vậy, mức thu phí công chứng hơp đồng dịch vụ là 40.000 đồng/trường hợp đối với các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác theo quy định.
Ngoài ra, bản công chứng có giá trị pháp lý kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng sẽ có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan và bản công chứng hợp đồng, giao dịch hay cụ thể bản công chứng hợp đồng dịch vụ khi được công chứng có giá trị là một chứng cứ (căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014).
- Bộ Tài chính đã đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế như thế nào?
- Khi nào chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bị thu hồi?
- Kiểm tra viên chính thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thế nào, công việc ra sao?
- Mẫu 01-ĐK-TCT TT86 tờ khai đăng ký thuế dùng cho tổ chức áp dụng từ 06/2/2025? Cách viết mẫu 01-ĐK-TCT?
- Đại lý thuế phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước ai về nội dung dịch vụ đã cung cấp?
- 13 trường hợp phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế từ 6/2/2025?
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định dừng thu phí đường bộ từ 01/01/2025?
- Thông báo phạt nguội qua ứng dụng VNeTraffic? Tiền nộp phạt giao thông có khấu trừ thuế TNDN?
- Xem lịch âm 2025 - Lịch vạn niên 2025 - Lịch 2025 chi tiết cả năm? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Giỏ quà Tết có phải xuất hóa đơn?
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ điện tử phải bảo đảm yêu cầu gì?