Kinh doanh rượu nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu phần trăm?
Kinh doanh rượu nhập khẩu có thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc hay không?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
2. Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường;
b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
d) Kinh doanh đặt cược;
đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
e) Kinh doanh xổ số.
Ngoài ra, tại tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về người nộp thuế bao gồm các đối tượng sau:
Người nộp thuế
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì rượu thuộc vào các loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu rượu để kinh doanh phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Kinh doanh rượu nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Kinh doanh rượu nhập khẩu phải chịu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu phần trăm?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014), theo đó biểu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu như sau:
TT | Hàng hóa, dịch vụ | Thuế suất (%) |
1 | Rượu | |
a) | Rượu từ 20 độ trở lên | |
Từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2016 | 55 | |
Từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2017 | 60 | |
Từ ngày 01/01/2018 | 65 | |
b) | Rượu dưới 20 độ | |
Từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2017 | 30 | |
Từ ngày 01/01/2018 | 35 | |
2 | Bia | |
Từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2016 | 55 | |
Từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2017 | 60 | |
Từ ngày 01/01/2018 | 65 |
Như vậy, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu nhập khẩu hiện nay như sau:
- Đối với rượu từ 20 độ trở lên: Áp dụng mức thuế suất là 65%.
- Đối với rượu dưới 20 độ: Áp dụng mức thuế suất là 35%.
Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu nhập khẩu là khi nào?
Căn cứ khoản 12 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC, thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
…
11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp.
12. Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau:
- Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
13. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Cơ sở sản xuất khi bán hàng hóa, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa sử dụng theo quy định.
Như vậy, thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu nhập khẩu là thời điểm phát sinh doanh thu đối với rượu, tức thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với rượu cho người mua để kinh doanh, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi nào?
- Mẫu Quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của UBND mới nhất?
- Trường hợp nào được phân bổ thuế thu nhập cá nhân?
- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế ra sao?
- Có bắt buộc phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ khi thực hiện giao dịch kinh doanh không?
- Thế nào là hóa đơn, chứng từ giả theo quy định?
- Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường gồm những giấy tờ gì?
- Đối tượng của kế toán thuế bao gồm khoản nào?
- Hạch toán kỳ kế toán thuế phải theo 04 nguyên tắc nào?
- Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế không được thực hiện trong khoảng thời gian nào?