Khấu trừ một phần tiền lương có phải là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không?
- Khấu trừ một phần tiền lương có phải là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không?
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương áp dụng với đối tượng nào?
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm những nội dung gì?
Khấu trừ một phần tiền lương có phải là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Ngừng sử dụng hóa đơn;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khấu trừ một phần tiền lương là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Khấu trừ một phần tiền lương có phải là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không? (Hình từ Internet)
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương áp dụng với đối tượng nào?
Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được quy định tại Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Đối tượng áp dụng
a) Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
b) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 127 Luật Quản lý thuế 2019 quy định quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ ra quyết định;
- Người ra quyết định;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Thời gian, địa điểm thực hiện;
- Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.


- Khấu trừ một phần tiền lương có phải là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không?
- Mức lương tối thiểu vùng năm 2025 tỉnh Nam Định? Mức lương tối thiểu đóng thuế TNCN là bao nhiêu?
- Lập tờ trình kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu theo Mẫu 01A thế nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với đơn vị được kiểm toán mới nhất 2025?
- Trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp 1 được quy định như thế nào?
- Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 511 theo Thông tư 177? Tài khoản 5118 có bao nhiêu tài khoản cấp 3?
- Phù hiệu xe tải là gì? Xe tải phải trả phí đường bộ bao nhiêu?
- Mẫu số 3B - Lập hồ sơ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu xây lắp?
- Tiền ăn ca có tính thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội hay không?
- Hướng dẫn cách rút đồng Pi Network từ ví Coinskro về lại ví Pi của người dùng đơn giản, chi tiết, mới nhất 2025?