Khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi như thế nào?
Ai là người quy định đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
1. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2. Người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi quy định tại khoản 1, khoản 3 và tỷ giá giao dịch thực tế quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Và Bộ trưởng Bộ Tài chính là người có thẩm quyền quy định đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và tỷ giá giao dịch thực tế.
Khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi như thế nào? (Hình từ Internet)
Khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BTC, khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện như sau:
- Trường hợp khai thuế, nộp thuế xuất khẩu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với mặt hàng dầu thô, khí thiên nhiên xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí.
- Trường hợp khai phí, nộp tiền phí hải quan bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với chuyến bay của nước ngoài đến các Cảng hàng không Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư 194/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí hải quan và lệ phí ra, vào cảng hàng không, sân bay đối với chuyến bay của nước ngoài đến các cảng hàng không Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế có nghĩa vụ khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi nhưng được phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam, tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ tự do chuyển đổi sang đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Hải quan 2014, khoản 3 Điều 21 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Đồng tiền khai thuế, nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh là đồng Việt Nam.
Việc thực hiện quản lý thuế phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 về nguyên tắc quản lý thuế như sau:
Nguyên tắc quản lý thuế
1. Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
2. Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
5. Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.
Như vậy, việc thực hiện quản lý thuế phải tuân thủ 05 nguyên tắc sau:
Thứ nhất, mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
Thứ hai, cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định pháp bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Thứ ba, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Thứ năm, áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.
- Tổng hợp những quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69?
- Đất vườn có phải là đất nông nghiệp không? Chuyển đổi từ đất vườn lên đất ở nộp lệ phí trước bạ áp dụng mức bao nhiêu?
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế từ 01/07/2025?
- Có được miễn tiền chậm nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp bất khả kháng?
- Nguyên tắc chung về xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ được quy định như thế nào?
- Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất? Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là bao nhiêu?
- Thông tư hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 sẽ được trình thông qua trong tháng 5/2025?
- Những nguyên tắc kế toán là gì? Vi phạm nguyên tắc kế toán có bị truy cứu TNHS?
- Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200?
- Hướng dẫn kê khai tờ khai thuế điện tử cho cá nhân kinh doanh thương mại điện tử 2025?