Hướng dẫn về chuyển sinh hoạt đảng tạm thời theo Quy định 232? Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đóng đảng phí ở chi bộ nào?

Hướng dẫn về chuyển sinh hoạt đảng tạm thời theo Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng? Khi chuyển sinh hoạt đảng tạm thời thì đảng viên đóng đảng phí ở chi bộ nào?

Hướng dẫn về chuyển sinh hoạt đảng tạm thời theo Quy định 232? Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đóng đảng phí ở chi bộ nào?

Theo Tiểu Mục 6.3.2 Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 hướng dẫn về chuyển sinh hoạt đảng tạm thời như sau:

- Khi đảng viên thay đổi nơi cư trú, nơi công tác trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm; khi được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới.

Trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quy định.

- Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời có nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Ở nơi sinh hoạt chính thức thì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011; ở nơi sinh hoạt tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử.

+ Nếu cần kéo dài thời hạn sinh hoạt đảng tạm thời thì đảng viên phải báo cáo với cấp ủy đảng nơi đảng viên đang sinh hoạt tạm thời để xin gia hạn, đồng thời báo cáo với tổ chức đảng nơi sinh hoạt chính thức.

+ Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời không tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt tạm thời mà tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức; đóng đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời.

Cấp ủy viên khi chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn là cấp ủy viên nơi sinh hoạt chính thức.

- Nếu có từ 3 đảng viên chính thức trở lên chuyển đến sinh hoạt đảng tạm thời để học theo lớp, theo khoá ở cơ sở đào tạo hoặc đến công tác biệt phái trong một đơn vị trực thuộc đơn vị cơ sở, thì đảng ủy nơi tiếp nhận đảng viên ra quyết định thành lập chi bộ sinh hoạt tạm thời và chỉ định chi ủy, bí thư, phó bí thư của chi bộ đó.

Nhiệm vụ của chi bộ sinh hoạt tạm thời là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên, quản lý đảng viên, thu nộp đảng phí và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp ủy cấp trên giao.

Như vậy, đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời thì đóng đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời.

Hướng dẫn về chuyển sinh hoạt đảng tạm thời theo Quy định 232? Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đóng đảng phí ở chi bộ nào?

Hướng dẫn về chuyển sinh hoạt đảng tạm thời theo Quy định 232? Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đóng đảng phí ở chi bộ nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền của đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời?

Theo Tiểu Mục 6.3.2 Quy định 232-QĐ/TW năm 2025, ở nơi sinh hoạt chính thức thì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011; ở nơi sinh hoạt tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử.

Theo đó, nhiệm vụ và quyền của đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời như sau:

(1) Nơi sinh hoạt đảng chính thức

Có nhiệm vụ và quyền tại Điều 2, Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:

- Đảng viên có nhiệm vụ:

+ Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

+ Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

- Đảng viên có quyền:

+ Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

+ Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

+ Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

+ Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

(2) Nơi sinh hoạt đảng tạm thời

Có các nhiệm vụ quyền như ở nơi sinh hoạt đảng chính thức, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử.

Chuyển sinh hoạt Đảng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định về chuyển sinh hoạt đảng năm 2025? Chi bộ được trích lại bao nhiêu đảng phí?
Pháp luật
Hướng dẫn về chuyển sinh hoạt đảng tạm thời theo Quy định 232? Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đóng đảng phí ở chi bộ nào?
Nguyễn Bảo Trân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch