Hướng dẫn phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất?
Các trường hợp nào được phân bổ thuế giá trị gia tăng?
Các trường hợp được phân bổ thuế giá trị gia tăng được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
(2) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
(3) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;
(4) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
(5) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
Phân bổ nghĩa vụ thuế được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC là việc người nộp thuế khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước và xác định số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (địa bàn nhận phân bổ) theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất?
Việc phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
[1] Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) với điều kiện tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính.
Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.
[2] Trường hợp người nộp thuế tính để khai, nộp theo tỷ lệ % quy định tại điểm [1] mà tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.
[3] Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ theo quy định tại [1] và [2] là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.
Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì người nộp thuế phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế giá trị gia tăng chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương.
Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ có được yêu cầu người nộp thuế cung cấp tài liệu có liên quan đến khoản thu được phân bổ không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 80/2021/TT-BTC về trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ và cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước
Trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ và cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước
...
2. Đối với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ:
a) Theo dõi, giám sát người nộp thuế thực hiện khai phân bổ số tiền thuế phải nộp và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước tại địa bàn nhận phân bổ; yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến khoản thu được phân bổ; thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về phân bổ nghĩa vụ thuế.
b) Thực hiện một số biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với số thuế phải nộp tại địa bàn nhận phân bổ và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).
c) Phối hợp giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế tại tỉnh được hưởng nguồn thu phân bổ theo đề nghị của cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).
...
Như vậy, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến khoản thu được phân bổ.
- Hộ kinh doanh ngành, nghề bida có cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử được chuyển đổi sang chứng từ giấy không?
- Năm 2024, không thu thuế xuất nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Người nộp thuế nào thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế?
- Giấy đề nghị hoàn thuế GTGT xuất khẩu theo Thông tư 80 năm 2024?
- Chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần như thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp thuế Mẫu 01/MTCN mới nhất?
- Mẫu 01/QĐ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn và cách ghi?
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp có bị ấn định thuế không?
- Tiền lương tháng 13 có tính thuế thu nhập cá nhân không?