Hướng dẫn khai Phụ lục 05 1/BK-TNCN trên HTKK Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần?

Hướng dẫn khai Phụ lục 05 1/BK-TNCN trên HTKK Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần? Tiền lương bao nhiêu thì phải nộp thuế TNCN?

Hướng dẫn khai Phụ lục 05 1/BK-TNCN trên HTKK Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần?

Khi tổ chức thực hiện quyết toán thuế 2025 cho kỳ tính thuế năm 2024 thì người nộp thuế sẽ thực hiện các phụ lục trước, sau đó Phần mềm HTKK sẽ tự động cập nhật lên tờ khai quyết toán thuế 05/QTT-TNCN.

Cụ thể cách lập Phụ lục 05 1/BK-QTT-TNCN trên phần mềm HTKK thường sẽ lập Phụ lục 05 1/BK-QTT-TNCN theo 2 cách sau:

Cách 1: Nhập trực tiếp thông tin của người lao động vào bảng kê.

Muốn thêm dòng để điền thông tin người lao động ấn phím F5 (hoặc ấn tổ hợp phím Fn+F5), muốn xóa dòng ấn phím F6 (hoặc ấn tổ hợp phím Fn+F6)

Cách 2: Tải mẫu bảng kê Excel từ phần mềm HTKK, sau đó nhập thông tin vào bảng kê Excel và tải bảng kê lên phần mềm.

Về đối tượng kê khai vào Phụ lục 05 1/BK-QTT-TNCN là các cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đã tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần (Không phân biệt có bị khấu trừ thuế TNCN hay không, đã nghỉ hay chưa)

Và thu nhập kê khai là tổng hợp thu nhập mà cá nhân được chi trả từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm tính thuế

Ví dụ: Khi lập tờ khai quyết toán thuế TNCN cho năm 2024, thì sẽ kê khai những người lao động được trả thu nhập (trả lương) từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Thu nhập chi trả ngoài khoảng thời gian này thì không đưa vào tờ khai quyết toán thuế TNCN của năm 2024

Cách kê khai các chỉ tiêu trên Phụ lục 05-1/BK-TNCN Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu luỹ tiến từng phần như sau:

- Cột chỉ tiêu số [06] Số thứ tự: Được ghi lần lượt theo chữ số trong dãy chữ số tự nhiên (1, 2, 3….).

Phần mềm HTKK: tự động tăng khi thêm dòng

- Cột chỉ tiêu số [07] Họ và tên: Ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên của cá nhân cư trú nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, kể cả cá nhân nhận thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế hoặc cá nhân đã thôi việc tính đến thời điểm lập tờ khai theo tờ đăng ký mã số thuế hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của cá nhân.

Phần mềm HTKK yêu cầu: tự nhập

- Cột chỉ tiêu số [08] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của cá nhân theo Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp.

Phần mềm HTKK yêu cầu: Bắt buộc nhập nếu có đánh dấu ở [10] hoặc [11]

- Cột chỉ tiêu số [09] Số CMND/Hộ chiếu (trường hợp chưa có MST): Trường hợp cá nhân chưa đủ điều kiện để được cấp MST thì ghi số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

Phần mềm HTKK yêu cầu: Bắt buộc nhập nếu không có [08]

- Cột chỉ tiêu số [10] Cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Cá nhân đủ điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay thì đánh dấu “x” vào chỉ tiêu này.

Phần mềm HTKK: Cho phép tích chọn

- Cột chỉ tiêu số [11] Cá nhân nước ngoài ủy quyền quyết toán dưới 12 tháng: Cá nhân người nước ngoài đủ điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế dưới 12 tháng thì đánh dấu “x” vào chỉ tiêu này.

Phần mềm HTKK: Cho phép tích chọn

- Cột chỉ tiêu số [12] Tổng thu nhập chịu thuế: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, bao gồm TNCT tại tổ chức trước khi điều chuyển, các khoản tiền lương, tiền công nhận được do được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và theo quy định của Hợp đồng dầu khí.

Phần mềm HTKK yêu cầu: nhập số, không âm, <= [12], Cho phép nhập giá trị <> 0 nếu có dánh dấu chỉ tiêu [04] tại Tờ khai

Cách tính Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế

- Cột chỉ tiêu số [13] Trong đó TNCT tại tổ chức trước khi điều chuyển (trường hợp có đánh dấu vào chỉ tiêu [04] tại Tờ khai 05/QTT-TNCN): Là các khoản thu nhập chịu thuế tại tổ chức trước khi điều chuyển.

Phần mềm HTKK yêu cầu: nhập số, không âm, <= [12], Cho phép nhập giá trị <> 0 nếu có dánh dấu chỉ tiêu [04] tại Tờ khai

- Cột chỉ tiêu số [14] Trong đó: TNCT được miễn theo Hiệp định: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ xét miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Phần mềm HTKK yêu cầu: nhập số, không âm, mặc định là 0, tối đa 16 số, <=[12]

- Cột chỉ tiêu số [15] Trong đó: TNCT được miễn theo quy định của Hợp đồng dầu khí: Là các khoản thu nhập chịu thuế được miễn theo quy định của Hợp đồng dầu khí (nếu có phát sinh)

Phần mềm HTKK yêu cầu: nhập số, không âm, mặc định là 0, tối đa 16 số, <=[12]

- Cột chỉ tiêu số [16] Số lượng NPT tính giảm trừ: Là tổng số người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh cho cá nhân đã đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định, chỉ tiêu [16] bằng tổng số người phụ thuộc được kê khai trên Phụ lục mẫu số 05-3/BK-QTT-TNCN.

Phần mềm HTKK yêu cầu: nhập số, không âm, Đếm số lượng NPT ở Bảng kê 05-3 theo từng MST

- Cột chỉ tiêu số [17] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh: Là các khoản giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc theo quy định của kỷ tính thuế.

Phần mềm HTKK yêu cầu: Mặc định = số giảm trừ bản thân + giảm trừ NPT, cho phép sửa nhưng không > số phần mềm đã tính mặc định

Trong đó, cách xác định số tiền giảm trừ gia cảnh theo tiết c.1.30 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Giảm trừ bản thân: 11 triệu/người/tháng (giảm đủ 12 tháng là 132 triệu đồng/năm).

+ Trường hợp trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

+ Số tiền giảm trừ bản thân của NLĐ khi làm QTT TNCN như sau:

++ Nếu NLĐ có làm giấy Ủy quyền quyết toán thay thì được tính giảm trừ bản thân đủ 12 tháng là 132 triệu (=11.000.000đ/tháng x 12 tháng)

++ Nếu không làm giấy ủy quyền quyết toán thay (do không đủ điều kiện UQ hoặc đủ điều kiện nhưng không làm giấy UQ) thì trong năm đã giảm trừ bao nhiêu tháng thì khi quyết toán được tính giảm trừ bản thân bấy nhiêu tháng (Lấy theo đúng số đã tính ở các tháng trong năm)

Giảm trừ người phụ thuộc: Mức giảm: 4.400.000đ/người/tháng (giảm đủ 12 tháng trong năm là 52,8tr)

+ Số tiền giảm trừ người phụ thuộc của người lao động như sau:

++ Nếu người lao động có làm giấy Ủy quyền quyết toán thay thì được tính giảm trừ người phụ thuộc 12 tháng là 52,8 triệu đồng hoặc từ khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng

Lưu ý: Trường hợp trong năm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng không đủ 12 tháng thì tính giảm trừ từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng

++ Nếu không làm giấy ủy quyền quyết toán thay (do không đủ điều kiện UQ hoặc đủ điều kiện nhưng không làm giấy UQ) thì trong năm đã giảm trừ bao nhiêu tháng thì khi quyết toán được tính giảm trừ bấy nhiêu tháng (Lấy theo đúng số đã tính ở các tháng trong năm)

- Cột chỉ tiêu số [18] Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Là các khoản chi đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học của kỳ tính thuế.

Phần mềm HTKK yêu cầu: nhập số, không âm, mặc định là 0, tối đa 16 số

- Cột chỉ tiêu số [19] Bảo hiểm được trừ: Là các khoản đóng góp bảo hiểm gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc của kỳ tính thuế (trường hợp người lao động được điều chuyển trong cùng hệ thống và ủy quyền cho tổ chức mới quyết toán thay thì bao gồm cả khoản bảo hiểm được trừ (nếu có) của người lao động tại tổ chức cũ).

Cụ thể: BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1% = 10,5% (trích vào lương của người lao động)

Ví dụ: Nhân viên A làm từ tháng 1 - tháng 12 với mức lương tham gia BHXH là 5.000.000

Hàng tháng Công ty trích tiền bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên A là: = 5tr x 10,5% = 525.000/tháng

Vậy, số tiền nhập vào chỉ tiêu [19] của nhân viên A = 525.000 x 12 tháng = 6.300.000

Phần mềm HTKK yêu cầu chỉ tiêu 19: nhập số, không âm, mặc định là 0, tối đa 16 số

- Cột chỉ tiêu số [20] Quỹ hưu trí tự nguyện được trừ: Là tổng các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm) của kỳ tính thuế.

Phần mềm HTKK yêu cầu: nhập số, không âm, mặc định là 0, tối đa 16 số, <=12.000.000

- Cột chỉ tiêu số [21] Thu nhập tính thuế: Chỉ tiêu [21] = [12] - [14] - [15] - [17] - [18] - [19]- [20]

Phần mềm HTKK tự động tính theo công thức: ([21]= [12]-[14]-[15]-[17] –[18] –[19]-[20]), nếu [21] < 0 thì hiển thị =0, không cho sửa

- Cột chỉ tiêu số [22] Số thuế TNCN đã khấu trừ: Là số thuế TNCN mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ của cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên trong kỳ. Trường hợp người lao động được điều chuyển trong cùng hệ thống và ủy quyền cho tổ chức mới quyết toán thay thì bao gồm cả số thuế TNCN đã khấu trừ (nếu có) của người lao động tại tổ chức cũ)

Phần mềm HTKK yêu cầu: nhập số, không âm, mặc định là 0, tối đa 13 số

- Cột chỉ tiêu số [23] Trong đó: Số thuế đã khấu trừ tại tổ chức trước khi điều chuyển (trường hợp có đánh dấu vào chỉ tiêu [04] tại Tờ khai 05/QTT-TNCN): Là số thuế đã khấu trừ tại tổ chức trước khi điều chuyển.

Phần mềm HTKK yêu cầu: nhập số, không âm, <= [22], Cho phép nhập giá trị <> 0 nếu có dánh dấu chỉ tiêu [04] tại Tờ khai

- Cột chỉ tiêu số [24] Tổng số thuế phải nộp: Là tổng số thuế phải nộp của cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay. Chỉ tiêu [24] = [21] x thuế suất biểu thuế lũy tiến theo kỳ tính thuế.

Phần mềm HTKK yêu cầu: Chỉ tiêu [24]:

+ Tích vào chỉ tiêu [10]: UD tính theo biểu lũy tiến của số tháng quyết toán của DN, không sửa Nhập kiểu số

+ Tích vào chỉ tiêu [11]: UD tính theo biểu lũy tiến của số tháng quyết toán của DN, cho sửa

- Cột chỉ tiêu số [25] Số thuế đã nộp thừa: Là số thuế đã nộp thừa của cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay. Chỉ tiêu [25] = [22] + [23]- [24] > 0.

Phần mềm HTKK yêu cầu: Chỉ tiêu [25]:

+ Nếu tích 10 UD tính theo công thức: [25] = trị tuyệt đối ([24] – [22]) nếu ([24] – [22]) < 0, không cho sửa

+ Nếu tích [11] UD tính theo công thức: 25] = trị tuyệt đối ([24] – [22]) nếu ([24] – [22]) < 0, cho sửa

- Cột chỉ tiêu số [26] Số thuế còn phải nộp: Là số thuế còn phải nộp của cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay. Chỉ tiêu [26] = [24] - [22]- [23] > 0.

Phần mềm HTKK tự động tính theo công thức: [26] = [24] – [22] > 0

- Cột chỉ tiêu số [27] Tổng số cá nhân có số thuế được miễn do có số thuế còn phải nộp từ 50.000 đồng trở xuống: cá nhân có số thuế được miễn do có số thuế còn phải nộp từ 50.000 đồng trở xuống thì đánh dấu “x” vào chỉ tiêu này.

Phần mềm HTKK yêu cầu: Nếu chọn thì [26] phải <50.000

Lưu ý: Đối với lao động thử việc, sau đó ký hợp đồng lao động dài hạn

Người lao động có 2 loại hợp đồng trở lên trong cùng 1 năm tại 1 công ty:

- Vừa có thu nhập từ việc ký hợp đồng thử việc: đã được tính thuế theo tỷ lệ 10%

- Vừa có thu nhập từ việc ký loại hợp đồng là HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên: được tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần)

Thì thực hiện kê khai lên các bảng kê 05-1 và 05-2 như sau:

- Trường hợp 1: Nếu cá nhân đó không làm ủy quyền quyết toán thay (do không đủ điều kiện hoặc đủ điều kiện nhưng không làm) thì:

+ Phần thu nhập nhận được từ hợp đồng thử việc đã tính thuế theo tỷ lệ 10% sẽ kê khai lên bảng kê phụ lục 05-2/BK-TNCN

+ Phần thu nhập nhận được từ loại HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đã tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần sẽ kê khai lên bảng kê phụ lục 05-1/BK-TNCN

- Trường hợp 2: Nếu cá nhân có làm ủy quyền quyết toán thay (khi đủ điều kiện) thì: Tất cả thu nhập của NLĐ đó (bao gồm cả thu nhập nhận được từ hợp đồng thử việc và phần thu nhập nhận được từ HĐLĐ từ 3 tháng trở lên): Đều kê khai lên bảng kê phụ lục 05-1/BK-TNCN

Hướng dẫn khai Phụ lục 05 1/BK-TNCN trên HTKK Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần?

Hướng dẫn khai Phụ lục 05 1/BK-TNCN trên HTKK Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần?

Tiền lương bao nhiêu thì phải nộp thuế TNCN?

Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng hiện nay như sau:

Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công mà không có người phụ thuộc thì thu nhập trên 11 triệu đồng phải nộp thuế TNCN.

Nếu có 1 người phụ thuộc thì tiền lương trên 15,4 triệu đồng sẽ nộp thuế TNCN, có 2 người phụ thuộc thì tiền lương trên 19,8 triệu đồng,...

Lưu ý: Tiền lương tiền công nêu trên đã trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Nộp thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn khai Phụ lục 05 1/BK-TNCN trên HTKK Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần?
Pháp luật
Rằm Tháng Giêng 2025 cúng ngày nào đẹp? Đi làm ngày Rằm Tháng Giêng nộp thuế TNCN thế nào?
Pháp luật
Thể lệ cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ lần thứ 5?
Pháp luật
Thu nhập chưa đến mức nộp thuế TNCN thì có phải quyết toán thuế 2025 không?
Pháp luật
Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch