Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nộp thuế bằng đồng tiền gì?

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nộp thuế bằng đồng tiền gì? Hàng hóa xuất khẩu được ấn định thuế trong trường hợp nào?

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nộp thuế bằng đồng tiền gì?

Căn cứ Điều 7 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về đồng tiền khai thuế, nộp thuế như sau:

Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
1. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2. Người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi quy định tại khoản 1, khoản 3 và tỷ giá giao dịch thực tế quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam. Tuy nhiên vẫn được nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi nếu được cho phép.

Bên cạnh đó, tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nộp thuế bằng đồng tiền gì?

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nộp thuế bằng đồng tiền gì? (Hình từ Internet)

Các hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu nào được miễn thuế xuất nhập khẩu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì miễn thuế xuất nhập khẩu đối với các hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công sau:

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu.

Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã xuất khẩu tương ứng với sản phẩm gia công không nhập khẩu trở lại phải chịu thuế xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu.

Hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản, sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên và hàng hóa (trừ phế liệu tạo thành trong quá trình sản xuất, gia công xuất khẩu từ hàng hóa nhập khẩu) xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thì không được miễn thuế xuất khẩu.

Việc xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định 100/2016/NĐ-CPNghị định 146/2017/NĐ-CP.

- Hàng hóa xuất khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu;

- Máy móc, thiết bị xuất khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công;

- Sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩm theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu.

Hàng hóa xuất khẩu được ấn định thuế trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
b) Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;
c) Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;
d) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
e) Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;
g) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;
h) Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.
2. Cơ quan hải quan căn cứ hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; hồ sơ khai báo hải quan; tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, hàng hóa xuất khẩu bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:

- Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;

- Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;

- Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;

- Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

- Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

- Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;

- Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;

- Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.

Hàng hóa xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường có được miễn thuế xuất nhập khẩu không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu có được miễn thuế xuất nhập khẩu không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế nhưng phải tái nhập có được hoàn thuế xuất khẩu không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nộp thuế bằng đồng tiền gì?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch