Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng có được miễn thuế nhập khẩu không?
Quy định về các trường hợp được nổ súng quân dụng mới nhất?
Căn cứ Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 như sau:
Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ độc lập để bảo đảm an ninh, trật tự
1. Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
c) Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
d) Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
2. Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, bạo loạn, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
b) Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
c) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
đ) Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp vũ khí quân dụng của người thi hành công vụ;
e) Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
g) Ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện không người lái trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ, mục tiêu bảo vệ.
Theo quy định trên các trường hợp được phép nổ súng quân dụng được quy định như sau:
(1) Trường hợp cần cảnh báo trước khi nổ súng quân dụng:
- Tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác bằng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực, công cụ hoặc phương tiện khác.
- Gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
- Đối tượng đang bị truy nã, bắt giữ, hoặc áp giải mà có hành vi chống trả hoặc đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ.
- Hành vi phạm tội nghiêm trọng như giết người, khủng bố, bắt cóc, hoặc các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Phương tiện giao thông bị điều khiển để tấn công hoặc đe dọa người thi hành công vụ, hoặc đang cố tình chạy trốn với tội phạm nghiêm trọng trên xe.
(2) Trường hợp được nổ súng quân dụng mà không cần cảnh báo:
- Đối tượng sử dụng vũ khí, vật liệu nổ thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, bạo loạn, giết người, bắt cóc con tin hoặc chống lại việc bắt giữ ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội.
- Tội phạm ma túy sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để chống lại việc bắt giữ.
- Tấn công hoặc uy hiếp an toàn các đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng, mục tiêu bảo vệ.
- Đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác.
- Cướp vũ khí quân dụng từ người thi hành công vụ.
- Động vật tấn công hoặc đe dọa tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ.
- Phương tiện không người lái (drone) trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm khu vực cấm, mục tiêu bảo vệ.
Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng có được miễn thuế nhập khẩu không?
Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng có được miễn thuế nhập khẩu không?
Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng có thể được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 20 Nghị định 134/2016/NĐ-CP như sau:
(1) Các loại hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu:
- Hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng.
- Phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được. Đối với phương tiện vận tải này, việc miễn thuế được áp dụng theo quy định tại khoản 22 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
(2) Cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế:
- Hàng hóa thuộc kế hoạch nhập khẩu hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng hàng năm, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoặc do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Phương tiện vận tải chuyên dùng mà trong nước chưa sản xuất được sẽ được miễn thuế, căn cứ vào quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(3) Thủ tục xin miễn thuế:
Đơn vị muốn nhập khẩu hàng hóa trong diện miễn thuế cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục theo hướng dẫn tại Điều 20 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

- Thời hạn gửi ngân quỹ nhà nước tại ngân hàng thương mại?
- Phương pháp phân bổ thuế bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
- Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Lâm Đồng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trách nhiệm của ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuế?
- Phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính năm thì xử lý thế nào?
- Quy định về quản lý rủi ro trong quản lý thuế hiện nay thế nào?
- Nộp hồ sơ quyết toán thuế thì bao lâu được hoàn thuế TNCN?
- Kiểm tra kế toán là gì? Thời gian kiểm tra kế toán là bao lâu theo quy định mới nhất 2025?
- Thu nhập từ tiền lương 3 triệu đồng có phải đóng thuế TNCN không?
- Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 là ngày mấy? Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm mới nhất?