Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 là ngày mấy? Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm mới nhất?

Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 là ngày mấy theo quy định? Mức phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính năm mới nhất là bao nhiêu tiền?

Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 là ngày mấy?

Theo Điều 29 Luật Kế toán 2015 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Luật Sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 quy định về báo cáo tài chính của đơn vị kế toán như sau:

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được lập và trình bày theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán mà đơn vị áp dụng, gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính;
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.

Mà theo điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định về kỳ kế toán như sau:

Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
...

Như vậy, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Cụ thể:

- Đối với đơn vị kế toán thông thường (có kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 - 31/12 dương lịch) thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 (báo cáo của năm 2024) là ngày 31/03/2025 (Thứ 2)

- Đối với đơn vị kế toán đặc thù thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 (báo cáo của năm 2024) là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm do đơn vị kế toán lựa chọn.

Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 là ngày mấy? Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm mới nhất?

Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 là ngày mấy? Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm mới nhất? (Hình từ Internet)

Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm mới nhất?

Theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, mức phạt tiền chậm nộp báo cáo tài chính năm như sau:

- Chậm nộp dưới 03 tháng: 5 - 10 triệu

- Chậm nộp từ 03 tháng trở lên: 10 - 20 triệu

- Trường hợp không nộp thì sẽ bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng.

>>> Xem thêm: Đối tượng nào bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm?

Báo cáo tài chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán là gì? Nguyên tắc và yêu cầu lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán như thế nào?
Pháp luật
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 là ngày mấy? Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm mới nhất?
Pháp luật
Phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính năm thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa dùng để làm gì?
Pháp luật
Mẫu B01a và B01b Báo cáo tài chính theo Thông tư 133/2016/TT-BTC? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn nộp lại báo cáo tài chính có sai sót như thế nào?
Pháp luật
Công ty niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm thì có bị tạm ngừng giao dịch?
Pháp luật
Sai báo cáo tài chính đã nộp có được nộp bổ sung không?
Pháp luật
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thế nào?
Pháp luật
Đăng ký sửa đổi chế độ kế toán đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ra sao?
Nguyễn Bảo Trân
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch