Giải cứu cam sành được hiểu như thế nào? Xuất khẩu cam sành ra nước ngoài có phải đóng thuế xuất khẩu không?

"Giải cứu cam sành" được hiểu như thế nào? Người nông dân trồng cam sành có phải đóng thuế giá trị gia tăng không? Xuất khẩu cam sành ra nước ngoài có phải đóng thuế xuất khẩu không?

Giải cứu cam sành được hiểu như thế nào?

Trong thời gian gần đây, cụm từ giải cứu cam sành xuất hiện trên khắp các tuyến đường, vỉa hè, mạng xã hội,... Cam sành được người bán đóng gói sẵn thành từng túi 10kg với giá 55 nghìn đồng.

Một phần vì thiên tai, bão lũ khiến cho người dân thiệt hại về người và cả tài sản. Cho nên nhu cầu tiêu dùng mặt hàng cam sành của người tiêu dùng cũng giảm sút. Mặc khác, thị tường xuất khẩu cam sành của nước ta ra nước ngoài còn hạn chế cho nên dẫn đến tình trạng cam sành bị tồn đọng, hư hại. Thậm chí ở nhiều nhà vườn, cam chín rụng vẫn không có thương lái đến hỏi mua làm người nông dân lỗ nặng. Chính vì thế, người nông dân hàng loạt treo bản "giải cứu cam sành".

Cụm từ "giải cứu" chưa có định nghĩa nào chính xác giải thích về cụm từ này. Tuy nhiên, theo thuật ngữ dân gian mọi người hay nói với nhau thì nó mang ý nghĩa là kêu gọi giúp đỡ, ủng hộ người khác vượt qua được khó khăn,... Vậy "giải cứu cam sành" có thể hiểu là kêu gọi mọi người giúp đỡ, mua cam sành để người nông dân vượt qua khó khăn hiện tại.

Giải cứu cam sành được hiểu như thế nào? Xuất khẩu cam sành ra nước ngoài có phải đóng thuế xuất khẩu không?

Giải cứu cam sành được hiểu như thế nào? Xuất khẩu cam sành ra nước ngoài có phải đóng thuế xuất khẩu? (Hình từ Internet)

Người nông dân trồng cam sành có phải đóng thuế giá trị gia tăng không? Xuất khẩu cam sành ra nước ngoài có phải đóng thuế xuất khẩu không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
...

Như vậy, sản phẩm trồng trọt là cam sành chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thì không phải đóng thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, xuất khẩu cam sành sẽ phải đóng thuế xuất khẩu khi thuộc các trường hợp sau:

- Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan

- Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu.

Ngoài ra, nếu xuất khẩu cam sành thuộc các trường hợp này thì sẽ không phải đóng thuế xuất khẩu:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

Thuế xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giải cứu cam sành được hiểu như thế nào? Xuất khẩu cam sành ra nước ngoài có phải đóng thuế xuất khẩu không?
Pháp luật
Trị giá tính thuế xuất khẩu là gì? Trị giá tính thuế có phải căn cứ để xác định thuế xuất khẩu không?
Pháp luật
Đơn vị tính và phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như thế nào?
Thời điểm tính thuế xuất khẩu khi nào? Thẩm quyền ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu của cơ quan nào?
Thời điểm tính thuế xuất khẩu khi nào? Thẩm quyền ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu của cơ quan nào?
Pháp luật
Nhập khẩu vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được có được miễn thuế không?
Pháp luật
Khi nào được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu?
Pháp luật
Phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2024?
Nguyễn Thị Bình An
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch