Doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán nào?

Kỳ kế toán để doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập lập báo cáo tài chính là kỳ kế toán nào?

Doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định về kỳ kế toán của doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập được xác định như sau:

Kỳ kế toán
...
3. Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
...

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán 2015 có giải thích đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị có lập báo cáo tài chính. Theo đó, đơn vị là đơn vị kế toán bao gồm các đơn vị như sau:

- Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.

- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Ngoài ra, kỳ kế toán năm, ký kế toán quý, kỳ kế toán tháng quy định tại Điều 12 Luật Kế toán 2015 được xác định như sau:

- Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;

- Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;

- Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

Như vậy, doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán cuối cùng được xác định tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015 đến hết ngày trước ngày quyết định chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình của đơn vị kế toán có hiệu lực.

Doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán nào?

Doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán nào? (Hình từ internet)

Công việc kế toán trong các trường hợp doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập là công việc gì?

Căn cứ tại Luật Kế toán 2015 quy định công việc kế toán của các đơn vị kế toán theo từng trường hợp chia tách, sáp nhập cụ thể như sau:

(1) Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán (căn cứ tại Điều 43 Luật Kế toán 2015)

- Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

- Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

- Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.

(2) Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán (căn cứ tại Điều 44 Luật Kế toán 2015)

- Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;

- Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

- Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới;

Đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 41 Luật Kế toán 2015.

(3) Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán (căn cứ tại Điều 46 Luật Kế toán 2015)

- Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

- Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

- Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.

Nguyễn Ánh Linh
Báo cáo tài chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán nào?
Pháp luật
Báo cáo tài chính công bố trong cùng một kỳ kế toán với số liệu không đồng nhất có được không?
Pháp luật
Đăng ký sửa đổi chế độ kế toán đối với báo cáo tài chính được quy định ra sao theo Thông tư 200?
Pháp luật
Báo cáo tài chính hợp nhất có cần bảng cân đối kế toán không?
Pháp luật
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp theo Thông tư 24?
Pháp luật
Khi nào phải nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất theo Thông tư 202?
Pháp luật
Có mấy loại báo cáo tài chính của đơn vị kế toán? Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để làm gì?
Pháp luật
03 trường hợp doanh nghiệp không cần lập Báo cáo tài chính?
Pháp luật
Thông tin nợ phải trả của doanh nghiệp có phải bắt buộc cung cấp trong báo cáo tài chính hay không?
Pháp luật
Phát hiện sổ kế toán có sai sót trong báo cáo tài chính năm phải làm sao?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch