Doanh nghiệp bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì khi nào không được sử dụng mã số thuế đó nữa?
Doanh nghiệp bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì khi nào không được sử dụng mã số thuế đó nữa?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp và mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
Theo đó, mã số này sẽ tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
Căn cứ khoản 7 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
...
7. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Theo đó, đối với trường hợp doanh nghiệp bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp sẽ không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Doanh nghiệp bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế khi nào không được sử dụng nữa? (Hình từ Internet)
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý thuế?
Theo Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 gồm có 08 hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong quản lý thuế:
(i) Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
(ii) Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
(iii) Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
(iv) Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
(v) Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
(vi) Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
(vii) Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Như thế nào là vi phạm hành chính về thuế?
Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác như:
- Tiền sử dụng đất.
- Tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
- Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Những đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Cụ thể gồm những nội dung sau:
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về thuế bao gồm:
(i) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế
Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
(ii) Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế.
Ngoài ra, ối với trường hợp người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế, bao gồm:
(i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020, Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Luật Chứng khoán 2019, Luật Dầu khí 2022, Luật Thương mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế.
(ii) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập.
(iii) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2023.
(iv) Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
(v) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.
(vi) Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Mẫu Phụ lục hợp đồng mua bán thông dụng? Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng không?
- Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện mới nhất theo Nghị định 69?
- Hướng dẫn xác định doanh thu và mức thuế khoán với hộ khoán?
- Hợp đồng kiểm toán phải có những nội dung gì? Giao kết hợp đồng kiểm toán không đủ nội dung bị phạt bao nhiêu?
- Điều chỉnh mức thuế khoán khi hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
- Các hành vi bị nghiêm cấm của kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề năm 2025?
- Tải Bảng thanh toán tiền lương người lao động dành cho hộ cá nhân kinh doanh?
- Có được ghi tên hàng hóa trên hóa đơn là tên nước ngoài hay không?
- Yêu cầu chi trả gộp 2 tháng lương hưu và trợ cấp BHXH vào kỳ chi trả tháng 01/2025? Lương hưu có chịu thuế TNCN?
- Thông tin nợ phải trả của doanh nghiệp có phải bắt buộc cung cấp trong báo cáo tài chính hay không?