Đi nghĩa vụ quân sự nên mang theo những gì 2025? Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu xuất ngũ? Trợ cấp khi xuất ngũ có chịu thuế TNCN?

Đi nghĩa vụ quân sự nên mang theo những gì là hợp lý 2025? Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu thì sẽ xuất ngũ? Trợ cấp khi xuất ngũ có chịu thuế TNCN hay không?

Đi nghĩa vụ quân sự nên mang theo những gì 2025?

Theo Hướng dẫn 4705/HD-BQP năm 2024, năm 2025 sẽ tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ (tuyển quân) một đợt; thời gian giao nhận quân từ ngày 13 đến hết ngày 15 tháng 02 năm 2025 (từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Vậy, khi đi nghĩa vụ quân sự nên mang theo những gì 2025?

Khi đi nghĩa vụ quân sự, ngoài những đồ dùng được cấp phát thì có thể tham khảo các vật dụng sau đây:

Bàn chải đánh răng

Bút xóa để đánh dấu lên quần áo, đồ dùng cá nhân, tránh thất lạc hoặc nhầm lẫn với người khác.

Kim chỉ để sửa chữa quần áo khi cần.

Thuốc và đồ dùng y tế như dầu gió, miếng dán hoặc kem xoa bóp trị đau nhức sau khi luyện tập; viên sủi C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng; thuốc trị cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy…

Kim chỉ để sửa chữa quần áo khi cần.

Bấm móng tay, dao cạo râu

Ngoài ra, cũng có thể mang theo một số tiền mặt (tờ tiền nhỏ) để có thể sử dụng khi cần.

Lưu ý: Chiến sĩ nhập ngũ được phép mang 13kg đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh việc nghiêm cấm người tham gia NVQS mang các vật cấm như chất ma túy, vũ khí các loại, băng, ảnh đòi trụy,...

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Đi nghĩa vụ quân sự nên mang theo những gì 2025? Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu xuất ngũ? Trợ cấp khi xuất ngũ có chịu thuế TNCN?

Đi nghĩa vụ quân sự nên mang theo những gì 2025? Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu xuất ngũ? Trợ cấp khi xuất ngũ có chịu thuế TNCN? (Hình từ Internet)

Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu xuất ngũ?

Theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Đồng thời Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định binh sĩ xuất ngũ khi đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ, tức là đã hết thời hạn 24 tháng hoặc 30 tháng (đối với trường hợp được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ);

Binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ;

- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận;

- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Theo đó, trong các trường hợp thông thường thì sau khi đi nghĩa vụ quân sự 24 tháng thì các chiến sĩ sẽ xuất ngũ, tuy nhiên thời hạn này thể kéo dài không quá 06 tháng (tức 30 tháng) nếu thuộc các trường hợp được được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. Ngoài ra, cũng có trường hợp chiến sĩ có thể được xuất ngũ trước thời hạn.

Trợ cấp khi xuất ngũ có chịu thuế TNCN?

Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
....
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
...

Theo đó, trợ cấp xuất ngũ là một trong các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

Như vậy, trợ cấp xuất ngũ sẽ không phải là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.

Nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự nên mang theo những gì 2025? Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu xuất ngũ? Trợ cấp khi xuất ngũ có chịu thuế TNCN?
Pháp luật
Bị bệnh trĩ thì có được miễn đi nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Nguyễn Bảo Trân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch