Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69?
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được điều tiết thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau:
Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Trường hợp hàng hóa bị ách tắc trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết trên địa bàn và phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập có biện pháp điều tiết lượng hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.
2. Sau khi đã áp dụng biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa nêu tại Khoản 1 Điều này nhưng tình trạng ách tắc hàng hóa tạm nhập, tái xuất vẫn chưa được giải tỏa tại cảng, cửa khẩu hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất bằng các biện pháp sau:
a) Có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa tạm nhập, tái xuất về Việt Nam.
b) Tạm dừng cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
Như vậy, trường hợp hàng hóa bị ách tắc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan hải quan để điều tiết lượng hàng hóa giữa cửa khẩu tạm nhập và cửa khẩu tái xuất.
Sau khi đã áp dụng biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa, nếu tình trạng ách tắc không được giải quyết hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các biện pháp như yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa về Việt Nam hoặc tạm dừng cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định.
Toàn bộ danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69 (nguồn từ internet)
Toàn bộ danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69
Hiện nay, danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.
Mã hàng | Mô tả mặt hàng | |
Chương 22 | 2203 | Bia sản xuất từ malt |
2204 | Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09 | |
2205 | Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương liệu từ thảo mộc hoặc chất thơm | |
2206 | Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong, rượu sa kê); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác | |
2208 | Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác | |
Chương 24 | 2402 | Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, từ lá thuốc lá hoặc từ các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá |
Những quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện là gì?
Theo Điều 22 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện cụ thể, như sau:
(1) Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 (sau đây gọi là doanh nghiệp) được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện khi đáp ứng các quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
(2) Ngoài việc tuân thủ quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện phải thực hiện các quy định sau:
- Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
- Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
- Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau:
+ Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.
+ Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
+ Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng 2025? Điều kiện, thủ tục thanh lý hợp đồng mới nhất là gì?
- Làm bài thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bằng ngôn ngữ nước ngoài được không?
- Biểu mẫu chứng từ kế toán mới nhất năm 2025? Chứng từ kế toán được lập và lưu trữ như thế nào?
- Mâm ngũ quả 3 miền ngày Tết Âm lịch 2025 có ý nghĩa gì? Không lập hóa đơn hàng hóa khuyến mãi bị phạt bao nhiêu tiền?
- Có mấy loại chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt?
- Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định thế nào từ ngày 01/7/2025?
- Doanh nghiệp kiểm toán có chi nhánh phải có ít nhất 5 kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại trụ sở chính theo Luật mới?
- Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Bán mảnh đất thứ 2 thì thuế suất thuế TNCN là bao nhiêu? Giá chuyển nhượng bất động sản được xác định như thế nào?
- Mức lương kế toán viên chính 2025 áp dụng hệ số bao nhiêu?