Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là gì? Phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế?
Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc ứng dụng các quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, biện pháp, kỹ thuật về quản lý rủi ro và kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế để quyết định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý thuế.
2. Thông tin quản lý rủi ro là thông tin về thuế và liên quan đến thuế được thu thập, xử lý phục vụ áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
3. Mức độ tuân thủ là kết quả đánh giá phân loại của cơ quan thuế về chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.
4. Tiêu chí đánh giá tuân thủ là các tiêu chuẩn để đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
5. Chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ là các chỉ tiêu thông tin mang giá trị cụ thể của tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
6. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế với các tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
7. Quản lý tuân thủ pháp luật thuế là việc cơ quan thuế thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro, phân tích hành vi của người nộp thuế, từ đó sử dụng nguồn lực hợp lý cho các biện pháp quản lý phù hợp với từng mức độ, nhằm khuyến khích tuân thủ và phòng ngừa hành vi không tuân thủ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế với các tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là gì? Phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế? (Hình từ Internet)
Phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BTC Mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được xác định theo một hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây:
- Phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm.
- Phương pháp học máy.
- Phương pháp xếp hạng theo danh mục.
Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được theo dõi, xử lý ra sao?
Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:
Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
1. Người nộp thuế được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật thuế như sau:
a) Mức 1: Tuân thủ cao.
b) Mức 2: Tuân thủ trung bình.
c) Mức 3: Tuân thủ thấp.
d) Mức 4: Không tuân thủ.
2. Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được phân loại dựa trên các tiêu chí quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
3. Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế theo dõi, xử lý như sau:
a) Đối với người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ, thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
b) Đối với người nộp thuế thuộc các mức tuân thủ cao, trung bình, thấp và không tuân thủ, thực hiện phân tích bản chất hành vi để xác định biện pháp nâng cao tuân thủ.
Như vậy, kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế theo dõi, xử lý như sau:
- Đối với người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ, thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư 31/2021/TT-BTC;
- Đối với người nộp thuế thuộc các mức tuân thủ cao, trung bình, thấp và không tuân thủ, thực hiện phân tích bản chất hành vi để xác định biện pháp nâng cao tuân thủ.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/08-02-2025/danh-gia-tuan-thu-PL-thue.jpg)
- Hệ thống tổ chức của Đảng theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng 2025? Mức đóng đảng phí của đảng viên trong lực lượng vũ trang?
- Hộ kinh doanh dạy thêm đóng thuế môn bài bao nhiêu? Thời hạn nộp thuế môn bài của hộ kinh doanh dạy thêm?
- Tải về Mẫu số 12A Thông tư 22/2024 Mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng?
- Quy định về miễn công tác và sinh hoạt đảng theo Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng 2025? Miễn sinh hoạt đảng có đóng đảng phí không?
- Một số điểm về dạy thêm, học thêm đáng chú ý trước khi Thông tư 29 có hiệu lực?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của tàu bay năm 2025 là bao nhiêu %?
- Trong hồ sơ dự thầu có sự khác biệt bản chụp và bản gốc thì được xử lý như thế nào?
- Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu là bao lâu? Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
- Mẫu Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu - Mẫu số 02B?
- Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế TNCN của người lao động nước ngoài như thế nào?