Công văn 681/TCT-CS hướng dẫn thuế GTGT đối với các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng?
Dịch vụ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng có chịu thuế GTGT không?
Căn cứ điểm a khoản 8 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) quy định về đối tượng không chịu thuế như sau:
Đối tượng không chịu thuế
…
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
…
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
Đối tượng không chịu thuế
…
2. Một số dịch vụ quy định tại Khoản 8 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế;
- Bán tài sản bảo đảm tiền vay;
- Cung cấp thông tin tín dụng theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước;
- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
…
Tại khoản 4, khoản 36 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
...
36. Thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng.
Ngoài ra, nghiệp vụ thư tín dụng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nghiệp vụ thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ.
…
Bên cạnh những quy định trên, Công văn 681/TCT-CS năm 2025 của Tổng cục Thuế có nội dung hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng. Trong đó:
Nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán và hoàn trả thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng. Các dịch vụ phát sinh từ các quy trình thực hiện 04 nghiệp vụ này thuộc dịch vụ cấp tín dụng, nên các khoản phí thu từ các dịch vụ này là phí nghiệp vụ cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Đồng thời, các loại phí phát sinh từ các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng được quy định tại Chương III Thông tư 21/2024/TT-NHNN không thuộc phí cấp tín dụng thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.
Công văn 681/TCT-CS hướng dẫn thuế GTGT đối với các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng?
Các dịch vụ khác liên quan đến thư tín dụng bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 53 Thông tư 21/2024/TT-NHNN các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng theo các tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng như sau:
Ngân hàng được cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác liên quan đến thư tín dụng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 114 Luật Các tổ chức tín dụng phù hợp với tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng, gồm:
(1) Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng là bên bán, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ:
- Thông báo thư tín dụng, thông báo sửa đổi thư tín dụng;
- Kiểm tra, xử lý, xuất trình bộ chứng từ;
- Sửa đổi, điều chỉnh thư đòi tiền theo yêu cầu của khách hàng;
- Thanh toán bộ chứng từ;
- Hủy thư tín dụng theo yêu cầu;
- Chuyển nhượng thư tín dụng; sửa đổi chuyển nhượng thư tín dụng; hủy chuyển nhượng thư tín dụng;
- Điện phí;
- Chuyển phát bộ chứng từ;
- Lập bộ chứng từ theo thư tín dụng;
- Kiểm nháp chứng từ;
- Tư vấn nghiệp vụ thư tín dụng;
- Hoàn trả thư tín dụng bằng tiền của khách hàng;
Chuyển nhượng bộ chứng từ theo thư tín dụng;
- Thông báo chấp nhận bộ chứng từ;
- Các dịch vụ khác phù hợp với tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng.
(2) Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng là bên mua, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ:
- Tư vấn nghiệp vụ thư tín dụng;
- Bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn, ủy quyền nhận hàng;
- Điện phí;
- Chuyển phát bộ chứng từ;
- Các dịch vụ khác phù hợp với tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng.

- Hiện nay thuế giá trị gia tăng có bao nhiêu mức thuế suất năm 2025?
- Công văn 681/TCT-CS hướng dẫn thuế GTGT đối với các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng?
- Hồ sơ quyết toán thuế TNCN cho cá nhân tự quyết toán thuế gồm những gì?
- Được tự thỏa thuận phương thức gửi hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua không?
- Cách tính nghỉ hưu trước tuổi 2025 CBCC theo Nghị định 178 có ví dụ? Trợ cấp hưu trí một lần có phải đóng thuế TNCN?
- Đơn vị độc lập chuyển thành đơn vị phụ thuộc thì được cấp mã số thuế 13 số phải không?
- Thông tin địa chỉ, số điện thoại chi cục thuế tại Trà Vinh?
- Trợ cấp thôi việc có phải thu nhập chịu thuế TNCN? Tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động được hạch toán vào đâu?
- Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ khác nhau như thế nào? Kiểm toán nội bộ có kiểm toán đột xuất không?
- Hộ nghèo có được miễn thuế sử dụng đất ở không?