Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2026? Giao thừa Tết 2026 là ngày nào? Tết 2026 có được bắn pháo hoa không?
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2026? Giao thừa Tết 2026 là ngày nào?
Căn cứ theo tháng 1 và 2 năm 2026 Lịch Vạn niên như sau:
- Tháng 01 năm 2026 Dương lịch tương ứng tháng 11, 12 năm 2026 Âm lịch.
- Tháng 02 năm 2026 Dương lịch tương ứng tháng 12, 1 năm 2026 Âm lịch.
Theo đó, Tết 2026 bao gồm: Tết Dương lịch 2026 và Tết Âm lịch 2026, số ngày đến tết và ngày giao thừa như sau:
- Tết Dương lịch 2026 sẽ rơi vào ngày 01 tháng 01 năm 2026 Dương lịch (nhằm ngày 13 tháng 11 năm 2025 Âm lịch), tức là còn 353 ngày nữa. Giao thừa Tết Dương lịch 2026 sẽ là 00h00 ngày 01 tháng 01 năm 2026 (theo Dương lịch).
- Tết Âm lịch 2026 sẽ rơi vào ngày 17 tháng 02 năm 2026 Dương lịch (nhằm ngày 01 tháng 01 năm 2026 Âm lịch), tức là còn 400 ngày nữa. Giao thừa Tết Âm lịch 2026 sẽ là 00h00 ngày 17 tháng 02 năm 2026 (theo Dương lịch).
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2026? Giao thừa Tết 2026 là ngày nào? Tết 2026 có được bắn pháo hoa không? (Hình từ Internet)
Giao thừa Tết 2026 có được tổ chức bắn pháo hoa không?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Như vậy, theo quy định trên giao thừa tết 2026 bao gồm: Tết Dương lịch 2026 và Tết Âm lịch 2026 (Tết Nguyên đán 2026). Theo đó,
- Tết Dương lịch 2026 sẽ được tổ chức bắn pháo hoa do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
- Tết Âm lịch 2026 (Tết Nguyên đán 2026) thì các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Với thời gian bắn là vào thời điểm giao thừa.
Pháo hoa có phải đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2010 về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên pháo hoa không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, do đó pháo hoa sẽ không chịu thuế bảo vệ môi trường.
- Ký hiệu ghi trên biên lai có bao nhiêu ký tự theo Thông tư 78?
- Lương trả cho những ngày nghỉ phép chưa dùng được tính vào chi phí được trừ không?
- 12 đơn vị được kiểm toán trong Luật Kiểm toán nhà nước mới nhất 2025?
- Quy định về hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong sân khấu từ ngày 25/01/2025?
- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập sử dụng trong trường hợp nào?
- Thức ăn chăn nuôi có chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Việc lưu trữ hóa đơn hoàn trả hàng hóa được quy định như thế nào?
- Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết do người nộp thuế lưu giữ và cung cấp bao gồm các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gì?
- Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo Quyết định 88/QĐ-BTTTT? Nuôi cháu ruột dưới 18 tuổi có được giảm trừ gia cảnh?
- Chi phí tố tụng gồm các loại chi phí nào theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?