Có bắt buộc phải dịch tài liệu kế toán là chứng từ kế toán nước ngoài sang tiếng Việt không?
Có bắt buộc phải dịch tài liệu kế toán là chứng từ kế toán nước ngoài sang tiếng Việt không?
Căn cứ Điều 120 Thông tư 200/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC) quy định về việc dịch tài liệu kế toán là chứng từ kế toán nước ngoài sang tiếng Việt như sau:
Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt
1. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
2. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, những tài liệu kế toán là chứng từ kế toán nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam sẽ bắt buộc phải dịch sang tiếng Việt.
Đối với những chứng từ kế toán ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì sẽ phải dịch toàn bộ nội dung. Còn với những chứng từ kế toán phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ...
Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có bắt buộc phải dịch tài liệu kế toán là chứng từ kế toán nước ngoài sang tiếng Việt không? (Hình từ Internet)
Không dịch tài liệu kế toán là chứng từ kế toán nước ngoài sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam sang tiếng Việt bị xử lý thế nào?
Đối với hành vi sử dụng tài liệu kế toán là chứng từ kế toán nước ngoài để ghi sổ kế toán ở Việt Nam mà không dịch sang tiếng Việt thì người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
...
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;
d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;
đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;
e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;
g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.
...
Như vậy, nếu không dịch chứng từ kế toán nước ngoài sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam sang tiếng Việt thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Lưu ý: Mức phạt đối với hành vi nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Còn với tổ chức thì sẽ bị phạt gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP).
- Báo cáo tài chính công bố trong cùng một kỳ kế toán với số liệu không đồng nhất có được không?
- Từ năm 2025, trường hợp nào được miễn thi tất cả môn thi tốt nghiệp THPT? Trường THPT công lập có phải nộp lệ phí môn bài không?
- Thay đổi ký hiệu hóa đơn điện tử theo năm 2025 như thế nào đúng quy định?
- Vượt đèn đỏ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Xe nào không phải chịu phí sử dụng đường bộ?
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có hiệu lực thi hành trong bao lâu?
- Đã có Nghị định 178/2024 chế độ chính sách cho công chức viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy? Lương hưu có phải nộp thuế?
- Mức giảm thuế GTGT theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
- Giảm thuế suất 8% năm 2025 đến khi nào? 5 lần giảm VAT 10% xuống 8%?
- Đơn vị kế toán thuế theo Thông tư 111/2021 là gì? Kỳ kế toán thuế năm đầu tiên đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập được xác định từ ngày nào?
- Xe thô sơ có được miễn phí qua trạm thu phí BOT không?