Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử quá thời hạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử quá thời hạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
Theo đó, đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử quá thời hạn bị xử phạt vi phạm hành chính được tính theo từng trường hợp như sau:
(1) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc;
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các hành vi:
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc;
- Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ
(3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi:
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên;
- Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên và kể cả các mức phạt tiền được quy định tại các Điều luật thuộc Chương 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Do đó, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ bằng một nửa lần mức phạt tiền của tổ chức.
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử quá thời hạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ internet)
Có bao nhiêu hình thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đến cơ quan thuế?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các hình thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử như sau:
Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
...
3. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).
...
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và hướng dẫn của Tổng cục Thuế bằng hình thức gửi trực tiếp (đối với trường hợp đáp ứng yêu cầu về chuẩn kết nối dữ liệu) hoặc gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
b.1) Hình thức gửi trực tiếp
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này, có nhu cầu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế gửi văn bản kèm theo tài liệu chứng minh điều kiện đáp ứng đến Tổng cục Thuế.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tổ chức mô hình Công ty mẹ - con, có xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu hóa đơn tập trung tại Công ty mẹ và có nhu cầu Công ty mẹ chuyển toàn bộ dữ liệu hóa đơn điện tử bao gồm cả dữ liệu của các công ty con đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì gửi kèm theo danh sách công ty con đến Tổng cục Thuế để thực hiện kết nối kỹ thuật.
b.2) Hình thức gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản này thực hiện ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử làm dịch vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế. Căn cứ hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức này gửi tiếp đến cơ quan thuế.
...
Như vậy, có 02 hình thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đến cơ quan thuế bao gồm:
(1) Hình thức gửi trực tiếp;
(2) Hình thức gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 cho người lao động đi làm ngày thứ 7?
- Phương pháp tính thuế chống bán phá giá như thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá?
- Tiền thưởng kèm theo danh hiệu Lao động tiên tiến của người lao động có phải là thu nhập chịu thuế TNCN không?
- Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn được sử dụng hóa đơn?
- CIT là thuế gì? Thời gian nộp CIT tại Việt Nam trong năm 2024 là khi nào?
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới nhất theo Nghị định 144?
- Mức thuế doanh nghiệp cao nhất là bao nhiêu? 20% hay 50%?
- Nhà ở xã hội là gì? Cho thuê nhà ở xã hội phải chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của các cấp học trên địa bàn TP.HCM? Thưởng tết của giáo viên có tính thuế TNCN không?
- Án phí hình sự sơ thẩm hiện nay là bao nhiêu? Người dưới 18 tuổi phạm tội có được miễn án phí không?