Chế độ chính sách cho cán bộ công chức viên chức sau giải thể đơn vị hành chính cấp huyện? Khoản thu nhập của cán bộ công chức viên chức phải chịu thuế?
Chế độ chính sách đối với cán bộ công chức viên chức sau giải thể đơn vị hành chính cấp huyện?
Theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì vệc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy định tại Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 bao gồm các trường hợp thành lập, nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện), xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã).
Theo Điều 12 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (trong đó có chế độ chính sách đối với cán bộ công chức viên chức sau giải thể đơn vị hành chính cấp huyện) như sau:
(1) Thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ các chức vụ trước đây cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử (đối với những người giữ chức vụ do bầu cử) hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với những người giữ chức vụ do bổ nhiệm).
Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng. Sau khi hết thời hạn được bảo lưu thì lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) được thực hiện theo chức vụ, chức danh hiện giữ hoặc giải quyết nghỉ chế độ theo quy định.
(2) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
(3) Ngoài các chế độ, chính sách quy định trên, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
Chế độ chính sách đối với cán bộ công chức viên chức sau giải thể đơn vị hành chính cấp huyện? Khoản thu nhập của cán bộ công chức viên chức phải chịu thuế? (Hình từ Internet)
Khoản thu nhập từ tiền lương tiền công của cán bộ công chức viên chức phải chịu thuế?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định về thu nhập chịu thuế như sau:
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp, trợ cấp là khoản thu nhập từ tiền lương tiền công của cán bộ công chức viên chức phải chịu thuế TNCN. Ngoại trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
- Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
- Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là nội dung về: Chế độ chính sách đối với cán bộ công chức viên chức sau giải thể đơn vị hành chính cấp huyện? Khoản thu nhập của cán bộ công chức viên chức phải chịu thuế?
- Thời điểm văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực là khi nào? Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 khi nào có hiệu lực?
- Hà Nội tạm thời giữ nguyên biên chế công chức, viên chức 2025, cắt giảm 5% biên chế năm 2026? Cục Thuế TP Hà Nội được tổ chức bao nhiêu phòng?
- Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường do ai ban hành?
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh là bao lâu?
- Địa chỉ, số điện thoại các Chi cục Thuế thuộc Tỉnh Cà Mau? Cục Thuế Tỉnh Cà Mau thuộc cơ quan nào, vị trí và chức năng?
- Địa chỉ Chi cục Thuế quận Phú Nhuận ở đâu? Số điện thoại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận là gì?
- Thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp? Có bắt buộc hiệu đính thông tin đăng ký thuế không?
- Dịch vụ làm thủ tục về thuế là gì? Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa đại lý thuế và người nộp thuế phải thể hiện những gì?
- Thế nào là Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh? Tạm ngừng kinh doanh có nộp lệ phí môn bài không?
- Quy chế kiểm toán nội bộ gồm những gì? Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ?