Chậm nộp báo cáo tài chính dưới 03 tháng có bị phạt không?
Chậm nộp báo cáo tài chính dưới 03 tháng có bị phạt không?
Theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính với thời hạn chậm nộp dưới 03 tháng vẫn sẽ bị phạt. Cụ thể mức phạt như sau:
- Chậm nộp dưới 03 tháng: 5 - 10 triệu
- Chậm nộp từ 03 tháng trở lên: 10 - 20 triệu
- Trường hợp không nộp luôn thì sẽ bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng.
Chậm nộp báo cáo tài chính dưới 03 tháng có bị phạt không? (Hình từ Intertnet)
Thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Theo Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
a) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
...
Như vậy, thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như sau:
- Báo cáo tài chính quý:
+ Đơn vị kế toán: chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, Công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
- Báo cáo tài chính năm:
+ Đơn vị kế toán: chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm,Công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
- Những hàng hóa dịch vụ nào được đề xuất giảm thuế GTGT 6 tháng đầu năm 2025?
- Khi nào doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán?
- Cho thuê nhà xưởng thì khai thuế theo cách nào?
- Mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Thông tư 200? Mức đóng phí công đoàn năm 2025 là bao nhiêu?
- Mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân mới nhất 2025? Phí công chứng hợp đồng vay tiền cá nhân là bao nhiêu?
- Điều chỉnh khai bổ sung tờ khai thuế GTGT nhiều lần là có dấu hiệu gian lận hóa đơn?
- Chức năng của Chi cục Thuế thành phố Thủ Đức? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế thành phố Thủ Đức ra sao?
- Các loại biên lai thu thuế, phí, lệ phí theo quy định tại Nghị 123/2020/NĐ-CP?
- Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng cho đối tượng nào?
- Đất khai hoang là gì? Đất khai hoang do Nhà nước cấp có được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp không?