Các loại biên lai thu thuế, phí, lệ phí theo quy định tại Nghị 123/2020/NĐ-CP?
Các loại biên lai thu thuế, phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP?
Căn cứ vào Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về các loại chứng từ như sau:
Loại chứng từ
1. Chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:
a) Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;
b) Biên lai gồm:
b.1) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;
b.2) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;
b.3) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
2. Trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế trường hợp có yêu cầu các loại chứng từ khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện.
Như vậy, có 03 loại biên lai thu thuế, phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;
- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;
- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
Các loại biên lai thu thuế, phí, lệ phí theo quy định tại Nghị 123/2020/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào biên lai sẽ bị tiêu hủy?
Căn cứ vào Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về tiêu hủy biên lai như sau:
Tiêu hủy biên lai
1. Các trường hợp tiêu hủy biên lai
- Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.
- Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.
- Các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Biên lai được xác định đã tiêu hủy
- Tiêu hủy biên lai tự in, biên lai đặt in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo biên lai đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.
- Tiêu hủy biên lai điện tử là biện pháp làm cho biên lai điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong biên lai điện tử.
Biên lai điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy biên lai điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các biên lai điện tử chưa hủy và phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
3. Trình tự, thủ tục tiêu hủy biên lai
a) Thời hạn tiêu hủy biên lai chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp cơ quan thuế thông báo biên lai hết giá trị sử dụng thì tổ chức thu phí, lệ phí phải tiêu hủy biên lai và gửi cơ quan thuế bao gồm nội dung sau: tên cơ quan thu phí, lệ phí mã số thuế (nếu có); địa chỉ; phương pháp hủy biên lai; vào hồi mấy giờ, ngày, tháng, năm hủy; tên loại biên lai; ký hiệu mẫu biên lai; ký hiệu biên lai; từ số; đến số; số lượng. Thời hạn tiêu hủy biên lai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng.
b) Tổ chức thu phí, lệ phí phải lập Bảng kiểm kê biên lai cần tiêu hủy. Bảng kiểm kê biên lai cần hủy phải được ghi chi tiết các nội dung gồm: tên biên lai, ký hiệu mẫu biên lai, ký hiệu biên lai, số lượng biên lai tiêu hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số biên lai nếu số biên lai cần tiêu hủy không liên tục).
c) Tổ chức thu phí, lệ phí phải thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai. Hội đồng tiêu hủy biên lai phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
d) Các thành viên Hội đồng tiêu hủy biên lai phải ký vào biên bản tiêu hủy biên lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
đ) Hồ sơ tiêu hủy biên lai gồm: Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai; bảng kiểm kê biên lai cần tiêu hủy; biên bản tiêu hủy biên lai; thông báo kết quả tiêu hủy biên lai.
Hồ sơ tiêu hủy biên lai được lưu tại tổ chức thu phí, lệ phí. Riêng Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai thu theo Mẫu số 02/HUY-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này phải được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy biên lai. Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng biên lai tiêu hủy từ số đến số, lý do tiêu hủy, ngày giờ tiêu hủy, phương pháp tiêu hủy.
e) Cơ quan thuế thực hiện tiêu hủy biên lai do Cục Thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán nhưng không tiếp tục sử dụng. Tổng cục Thuế có trách nhiệm hướng dẫn quy trình tiêu hủy biên lai do Cục Thuế đặt in.
Theo quy định trên, các trường hợp biên lai sẽ bị tiêu hủy như sau:
- Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.
- Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.
- Các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam của người nước ngoài có được giảm trừ gia cảnh?
- Ban hành 43 chuẩn mực kiểm toán mới nhất năm 2025?
- Xuất nhiều hóa đơn dưới 20 triệu trong cùng 1 ngày nhưng tổng giá trị trên 20 triệu thì chỉ được khấu trừ thuế khi có chứng từ thanh toán nào?
- Chi nhánh của doanh nghiệp mới thành lập có được miễn lệ phí môn bài không?
- Đăng ký mã số thuế cá nhân khi nào? Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu gồm những gì?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ Karaoke mới nhất?
- Sản xuất bánh kẹo ngày Tết 2025 có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?
- Đơn vị kế toán là gì? Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện thế nào?
- Doanh nghiệp có được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế không?
- Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế có bị hoãn xuất cảnh hay không?