Các khoản thu nhập khác nào chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
Các khoản thu nhập khác nào chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP và tại điểm n bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định về các khoản thu nhập khác chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
(1) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;
(2) Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 218/2013/NĐ-CP;
(3) Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
(4) Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác;
(5) Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm:
+ Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn;
+ Thu nhập từ bán ngoại tệ;
+ Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính;
+ Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).
- Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;
(6) Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;
(7) Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
(8) Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
(9) Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;
(10) Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
(11) Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;
(12) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ.
- Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ quy định tại Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP;
(13) Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Như vậy, 13 khoản thu nhập khác nêu trên là những thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Các khoản thu nhập khác nào chịu thuế thu nhập doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể như sau:
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.
Kỳ tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và quy định của pháp luật quản lý thuế.
Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.
Như vậy, căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên cơ sở là thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính (căn cứ tại Điều 5 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008).
- Cơ quan thuế được công khai thông tin nào của người nộp thuế?
- Kiểm toán viên là ai? Học ngành gì để làm kiểm toán viên?
- Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là gì?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 131 số thuế chuyên thu phải thu của hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào?
- Điều hòa nhiệt độ công suất từ bao nhiêu trở xuống phải là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
- Khi nào doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán?
- Cơ quan nào áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế?
- Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong vòng bao nhiêu năm?
- Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân là gì? Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng được áp dụng đối với khoản thu nhập nào?
- Anh chị em ruột có được cung cấp dịch vụ kế toán cho nhau không?