Các bước đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế ra sao?
Các phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BTC thì mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được xác định theo một hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây:
- Phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm.
- Phương pháp học máy.
- Phương pháp xếp hạng theo danh mục.
Các bước đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế ra sao? (Hình từ Internet)
Các bước đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 về nội dung này như sau:
Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
...
2. Thực hiện đánh giá, phân loại.
a) Bước 1- Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
a1) Thời gian đánh giá: Việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế được thực hiện định kỳ vào ngày 25 hàng tháng.
a2) Thực hiện đánh giá.
B1.1 Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
a3) Kết quả đánh giá:
B1.2 - Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro đưa ra kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế theo mẫu số 02/QTr-QLRR và kết quả đánh giá người nộp thuế không tuân thủ pháp luật thuế theo mẫu 02-1/QTr-QLRR ban hành kèm theo Quy trình này.
B1.3 - Kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được lưu tại ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để cơ quan thuế các cấp khai thác phục vụ yêu cầu quản lý thuế.
B1.4 - Kết quả đánh giá người nộp thuế không tuân thủ pháp luật thuế được ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động chuyển đến chức năng kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro.
b) Bước 2 - Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.
b1) Thời gian phân loại.
Việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện vào các ngày 15/4, 30/6, 30/9 hàng năm hoặc thực hiện theo yêu cầu của công tác quản lý.
b2) Thực hiện phân loại.
B2.1 - Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế.
b3) Kết quả phân loại.
B2.2 - Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro đưa ra kết quả phân loại mức độ rủi ro tổng thể của người nộp thuế theo mẫu 03/QTr-QLRR và kết quả phân loại người nộp thuế có rủi ro cao và rất cao theo mẫu 03-1/QTr-QLRR ban hành kèm theo quy trình này.
B2.3 - Kết quả phân loại mức độ rủi ro tổng thể của người nộp thuế được lưu tại ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để cơ quan thuế các cấp khai thác phục vụ yêu cầu quản lý thuế.
B2.4 - Kết quả phân loại người nộp thuế có rủi ro cao và rất cao được ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động chuyển đến chức năng kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro.
c) Bước 3 - Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.
c1) Thực hiện phân loại.
B3.1 - Đối với những nghiệp vụ thực hiện phân loại định kỳ: Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro trong từng nghiệp vụ quản lý thuế vào các thời điểm định kỳ thiết lập theo quy định.
B3.2 - Đối với những nghiệp vụ thực hiện phân loại khi phát sinh hồ sơ
Ngay khi phát sinh hồ sơ của từng nghiệp vụ quản lý thuế, ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro đối với nghiệp vụ quản lý thuế tương ứng với hồ sơ phát sinh.
c2) Kết quả phân loại.
B3.3 - Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro đưa ra kết quả phân loại mức độ rủi ro trong nghiệp vụ quản lý thuế của người nộp thuế theo mẫu 04/QTr-QLRR ban hành kèm theo Quy trình này đối với những nghiệp vụ thực hiện phân loại định kỳ và những nghiệp vụ thực hiện phân loại khi phát sinh hồ sơ.
B3.4 - Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế được lưu tại ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để cơ quan thuế các cấp khai thác phục vụ yêu cầu quản lý.
...
Theo quy định trên, việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện 03 bước:
Bước 1: Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Bước 2: Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.
Bước 3: Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.
- Nhân viên đại lý thuế bị chấm dứt hành nghề công khai những thông tin nào?
- Khi nào phải nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất theo Thông tư 202?
- Từ 01/01/2025 tài liệu kế toán bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt khi cơ quan Nhà nước yêu cầu đúng không?
- Ký chứng từ kế toán bằng loại mực đỏ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Sổ kế toán được ghi bằng phương tiện điện tử thì thực hiện sửa chữa sổ kế toán bằng cách nào?
- Danh sách sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/01/2025? Thay đổi đơn vị hành chính có phải thay đổi thông tin đăng ký thuế doanh nghiệp?
- Không đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nếu không thỏa mãn điều kiện gì?
- Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước có giá trị pháp lý như thế nào?
- Kiểm toán Nhà nước công khai báo cáo kiểm toán dưới những hình thức nào?
- Tài khoản 128 có tất cả bao nhiêu tài khoản cấp 2?