Bộ đội nhận trợ cấp xuất ngũ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Bộ đội xuất ngũ nhận trợ cấp bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ như sau:
Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ
1. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:
Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;
từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở hiện nay như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng.
Do đó, khi bộ đội xuất ngũ sẽ nhận được số tiền trợ cấp như như sau:
(1) Trợ cấp xuất ngũ một lần
Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.
Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:
- Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;
- Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
- Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
Do thời gian phục vụ tại ngũ của bộ đội là 02 năm (24 tháng) nên sau khi xuất ngũ sẽ nhận được tiền trợ cấp xuất ngũ một lần là:
2 x 2 x 2.340.000 = 9.360.000 đồng.
(2) Trợ cấp tạo việc làm
Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.
Do vậy, trợ cấp tạo việc làm của bộ đội xuất ngũ được tính như sau: 6 x 2.340.000 = 14.040.000 đồng.
Bộ đội nhận trợ cấp xuất ngũ có phải đóng thuế TNCN không? (Hình từ Internet)
Bộ đội khi nhận tiền trợ cấp xuất ngũ thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
....
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
....
Như vậy, trợ cấp xuất ngũ được xác định là khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang. Do đó, trợ cấp xuất ngũ của bộ đội khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự không được xem là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Hộ kinh doanh Homestay có phải đóng thuế TNCN và thuế GTGT không?
- Thủ tục miễn thuế đối với tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế?
- Hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế còn nợ tiền thuế có bị cưỡng chế thuế không?
- Người nợ thuế bị khấu trừ tiền lương, thu nhập thế nào? Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, thu nhập khi nợ thuế bao nhiêu?
- Sổ hồng là gì? Người dân khi làm sổ hồng có phải đóng lệ phí trước bạ không?
- Có kê biên nhà ở khi cưỡng chế thuế bằng biện pháp kê biên tài sản không?
- Đơn vị tính và phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như thế nào?
- Có phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài trúng thưởng tại Việt Nam không?
- Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản khi nào? Đơn vị kế toán không kiểm kê tài sản bị phạt bao nhiêu?