Báo cáo hàng tồn kho của doanh nghiệp là báo cáo các loại tài sản nào?
Báo cáo hàng tồn kho của doanh nghiệp là báo cáo các loại tài sản nào?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi Điều 8 Thông tư 177/2015/TT-BTC) quy định:
Nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho
1. Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
2. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
3. Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
...
Theo đó có thể thấy báo cáo hàng tồn kho của doanh nghiệp là báo cáo các loại tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
* Đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hàng tồn kho của đơn vị là những tài sản được mua vào để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, quản lý của BHTG, gồm:
- Nguyên liệu, vật liệu;
- Công cụ, dụng cụ.
Các loại vật tư, tài sản nhận giữ hộ,... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của đơn vị thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
Báo cáo hàng tồn kho của doanh nghiệp là báo cáo các loại tài sản nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ?
Theo khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi Điều 8 Thông tư 177/2015/TT-BTC) quy định khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.
- Dự án khai thác dầu khí có tổng vốn đầu tư 4890 tỷ là dự án nhóm nào?
- Người được ủy quyền có được ký thừa ủy quyền của người đứng đầu doanh nghiệp trong chứng từ kế toán không?
- TANDTC thông báo thi tuyển dụng công chức ngạch Thư ký viên năm 2025 khu vực phía Nam? Các loại án phí Tòa án?
- Toàn văn Nghị định 20 2025 sửa đổi NĐ132 2020 về Giao dịch liên kết?
- Nghị quyết 27/NQ-CP Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách miễn giảm thuế phí lệ phí trong tháng 2?
- Hướng dẫn khai Phụ lục 05 1/BK-TNCN trên HTKK Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần?
- Báo cáo hàng tồn kho của doanh nghiệp là báo cáo các loại tài sản nào?
- Hướng dẫn lập PL174 Phụ lục giảm thuế GTGT 2025 theo Nghị quyết 174/2024/QH15 trên HTKK mới nhất?
- Đề xuất những người làm việc tại tạp chí khoa học không được cấp thẻ nhà báo? Lệ phí cấp thẻ nhà báo hiện nay?
- Cá nhân kinh doanh hoạt động không chịu thuế GTGT thì chịu thuế nào theo Thông tư 40?