Áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo nguyên tắc nào?

Áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo nguyên tắc nào? 07 hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hiện nay?

Áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo nguyên tắc nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

- Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

- Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

- Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể.

- Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định 125/2020/NĐ-CP là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó:

+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;

+ Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?

Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?(Hình từ internet)

07 hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hiện nay?

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:

- Hóa đơn, chứng từ giả;

- Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

- Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc

Chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ trong vi phạm hành chính lĩnh vực thuế, hóa đơn?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, quy định tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn là theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế là bao lâu? Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế?
Pháp luật
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là bao lâu?
Pháp luật
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Pháp luật
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn là khi nào?
Pháp luật
Mẫu 01/QĐ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn và cách ghi?
Pháp luật
Những tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch