02 trường hợp nào Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?

Trường hợp nào Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối? Đối tượng chịu thuế GTGT có bao gồm kinh doanh ngoại tệ không?

02 trường hợp nào Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?

Ngày 17 tháng 12 năm 2024 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 54/2024/TT-NHNN.

Theo đó, Thông tư 54/2024/TT-NHNN quy định về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 26/2021/TT-NHNN ngày 31/12/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Theo đó, tạm dừng giao dịch ngoại tệ được căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 26/2021/TT-NHNN như sau:

Tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong thời hạn 03 (ba) tháng trong các trường hợp sau:
...
2. Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong thời gian tổ chức tín dụng được phép bị:
a) Đặt vào kiểm soát đặc biệt;
b) Đình chỉ hoạt động ngoại hối.
...

Có thể thấy hiện hành việc tạm ngừng giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trong thời gian tổ chức tin dụng được phép bị một trong hai trường hợp:

(1) Bị đặt vào kiểm soát đặc biệt;

(2) Bì đình chỉ hoạt động ngoại hối;

Tuy nhiên, kể từ ngày 05/02/2025 Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối theo trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 26/2021/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 54/2024/TT-NHNN cụ thể như sau:

Tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch
...
2. Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong trường hợp tổ chức tín dụng được phép bị:
a) Tạm ngừng giao dịch ngoại tệ theo quy định tại Quyết định Kiểm soát đặc biệt;
b) Đình chỉ hoạt động ngoại hối.”

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối khi thuộc 1 trong 2 trường hợp:

- Tạm ngừng giao dịch ngoại tệ theo quy định tại Quyết định Kiểm soát đặc biệt;

- Đình chỉ hoạt động ngoại hối

* Lưu ý: Thông tư 54/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2025

02 trường hợp nào Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối? Kinh doanh ngoại tệ có là đối tượng chịu thuế GTGT không?

02 trường hợp nào Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối? Kinh doanh ngoại tệ có là đối tượng chịu thuế GTGT không? (Hình từ internet)

Kinh doanh ngoại tệ có phải là đối tượng chịu thuế GTGT không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định về các dịch vụ tài chính, ngân hàng,... là đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm:

Đối tượng không chịu thuế
...
9. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng và các khoản phí được nêu cụ thể tại Hợp đồng vay vốn của Chính phủ Việt Nam với Bên cho vay nước ngoài;
b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;
c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật. Chuyển nhượng vốn quy định tại điểm này không bao gồm chuyển nhượng dự án đầu tư, bán tài sản;
đ) Bán nợ bao gồm bán khoản phải trả và khoản phải thu;
e) Kinh doanh ngoại tệ;
g) Sản phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về chứng khoán và pháp luật về thương mại, bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; hợp đồng quyền chọn mua, chọn bán và sản phẩm phái sinh khác;
h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập có chức năng mua, bán nợ để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Như vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ thuộc một trong những dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại và là đối tượng không chịu thuế GTGT.

Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định 26/2025/NĐ-CP tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước sau khi tinh gọn bộ máy từ 1/3/2025?
Pháp luật
02 trường hợp nào Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?
Pháp luật
Mức phí tổ chức tín dụng rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước là bao nhiêu?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch