Công ty có được yêu cầu nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc?
Nhân viên sắp nghỉ việc mà công ty yêu cầu phải nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc để không phải thanh toán thêm khoản tiền những ngày chưa nghỉ do Bộ luật Lao động 2019 quy định thì có được không? Công ty có được yêu cầu nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc? Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau: - Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. - Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019. - Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. Như vậy, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến người lao động hoặc người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động trước khi quy định lịch nghỉ phép hằng năm. Theo đó, việc nhân viên có nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc hay không sẽ dựa vào thỏa thuận, công ty không được yêu cầu, quy định hay ép buộc nhân viên phải nghỉ hết phép để không phải thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ. Công ty phải thanh toán tiền cho những ngày chưa nghỉ thế nào? Cũng theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Cụ thể, khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Như vậy, công ty phải trả tiền lương cho những ngày chưa nghỉ bằng với tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng nhân viên đó nghỉ việc. Công ty bắt nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc mà trái ý muốn của nhân viên có bị phạt không? Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết. Đồng thời, Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, công ty bắt nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc mà trái ý muốn của nhân viên là đang vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng năm, theo đó sẽ bị phạt từ 20 - 40 triệu đồng.
Bộ đội chưa nghỉ hết ngày phép năm thì được hỗ trợ thế nào?
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ chưa được nghỉ hết ngày phép năm thì sẽ được giải quyết, hỗ trợ thế nào? Quy định về chế độ phép năm của các đối tượng này? Bộ đội chưa nghỉ hết ngày phép năm thì được hỗ trợ thế nào? Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp chưa nghỉ hết ngày phép năm Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP quy định sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng (sau đây gọi là cán bộ, nhân viên) làm việc trong các cơ quan, đơn vị quân đội có sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp, đóng quân tại các địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên hoặc ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là những đối tượng được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hoặc chưa được nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm: - Chỉ huy cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho cán bộ, nhân viên nghỉ phép năm theo chế độ quy định. Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép trong năm được, thì năm sau người chỉ huy từ cấp Lữ đoàn và tương đương trở lên xem xét, quyết định cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. - Cán bộ, nhân viên đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho nghỉ phép theo tiêu chuẩn quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ phép năm. - Trường hợp cá biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mà chỉ huy đơn vị vẫn không bố trí cho cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép được thì xem xét, đề nghị giải quyết như sau: + Các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP, đơn vị lập danh sách đề nghị chỉ huy từ cấp Lữ đoàn và tương đương trở lên xem xét, quyết định cho thanh toán tiền lương những ngày chưa được nghỉ phép năm, nhưng tối đa không quá 15% quân số hưởng lương của đơn vị. Nếu vượt quá 15% quân số quy định, thì đơn vị phải lập danh sách đề nghị báo cáo lên cấp trên cho đến Chủ tài khoản cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng; khi được Chủ tài khoản phê duyệt mới được thực hiện. + Các đối tượng không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP, chỉ huy cơ quan, đơn vị lập danh sách báo cáo Chủ tài khoản cấp trên trực tiếp, trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; khi được Thủ trưởng Bộ phê duyệt mới được thực hiện. Như vậy, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp mà chưa nghỉ hết phép năm mà do yêu cầu nhiệm vụ thì có thể được nghỉ bù vào năm sau, chưa nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu thì được trả tiền lương những ngày chưa nghỉ. Ngoài ra trường hợp cá biệt thì sẽ được xem xét cho thanh toán tiền lương những ngày chưa được nghỉ phép năm, nhưng tối đa không quá 15% quân số hưởng lương của đơn vị. Hạ sĩ quan, binh sĩ chưa nghỉ hết ngày phép năm Theo Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. Như vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc đối tượng được nghỉ phép năm nhưng do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền với mức một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ bao nhiêu ngày phép năm? Chế độ nghỉ phép năm của sĩ quan Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan quân đội như sau: - Được nghỉ 20 ngày nếu thời gian công tác dưới 15 năm; - Được nghỉ 25 ngày nếu thời gian công tác từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm; - Được nghỉ 30 ngày nếu thời gian công tác từ đủ 25 năm trở lên. Ngoài ra, đối với sĩ quan quân đội ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm số ngày như sau:: - Được nghỉ thêm 10 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; + Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK. - Được nghỉ thêm 05 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; + Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Chế độ nghỉ phép năm của quân nhân chuyên nghiệp Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: - Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; - Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; - Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: - 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; + Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1. - 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; + Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, nhìn chung chế độ nghỉ phép năm của sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp tương đối giống nhau. Tối thiểu là được nghỉ 20 ngày và tối đa được nghỉ 40 ngày. Đồng thời, thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép.
Bộ đội nhập ngũ bao lâu thì được hưởng ngày phép năm?
Bộ đội gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ sẽ được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Có trường hợp nào được nghỉ phép ngoài ngày phép năm theo quy định không? Sĩ quan bộ đội được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam quy định như sau: - Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau: + Nghỉ phép hằng năm; + Nghỉ phép đặc biệt; + Nghỉ ngày lễ, tết; + Nghỉ an điều dưỡng; + Nghỉ hằng tuần; + Nghỉ chuẩn bị hưu. Trong đó, chế độ nghỉ phép năm được quy định như sau: - Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau: + Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; + Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; + Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. - Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: + 10 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK. + 05 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, ngoài chế độ phép năm thì sĩ quan bộ đội còn được nghỉ thêm các ngày như lễ, tết, nghỉ phép đặc biệt,... Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau: - Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: + Nghỉ hằng tuần; + Nghỉ phép hằng năm; + Nghỉ phép đặc biệt; + Nghỉ ngày lễ, tết; + Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng; + Nghỉ chuẩn bị hưu; - Nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong đó, chế độ nghỉ phép hằng năm như sau: - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: + Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; + Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; + Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: + 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1. + 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, ngoài nghỉ phép năm, bộ đội là quân nhân chuyên nghiệp cũng được nghỉ các dịp như lễ tết, nghỉ phép đặc biệt,... Bộ đội nhập ngũ được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, chế độ nghỉ phép của bộ đội nhập ngũ như sau: - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành nếu: + Gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng + Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích + Hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, bộ đội nhập ngũ cũng được nghỉ phép năm 10 ngày nếu đã phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi, ngoài ra cũng sẽ được nghỉ các chế độ nghỉ phép đặc biệt.
Người lao động có được dùng phép năm để lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 dài thêm không?
Kể từ ngày hôm nay (31/10/2023) còn 102 ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2024. Vậy Tết Nguyên đán sẽ rơi vào ngày nào? NLĐ được nghỉ mấy ngày? Có được dùng phép năm để nghỉ thêm để kéo dài lịch nghỉ Tết Nguyên đán không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. NLĐ có được dùng phép năm để nghỉ thêm lịch Tết Nguyên đán không? Căn cứ tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm của người lao động như sau: Đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Theo quy định trên, tùy từng trường hợp cụ thể nếu người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động từ 12 đến 16 ngày phép năm. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm sẽ tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Bên cạnh đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, để có thể kéo dài thêm kỳ nghỉ Tết, người lao động có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ trước hoặc sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch của doanh nghiệp. Tuy nhiên, NLĐ cần lưu ý rằng để có thể nghỉ gộp nhiều ngày phép năm thì NLĐ cần phải thỏa thuận và được sự đồng ý từ doanh nghiệp. Ngoài ra, quy định về lịch nghỉ hằng năm của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, vì thế trường hợp có được dùng phép năm để nghỉ thêm hay không cần xem lại quy định doanh nghiệp về nghỉ hằng năm. Nếu được những ngày nghỉ Tết Nguyên đán thêm đó thì NLĐ vẫn được hưởng nguyên lương theo quy định. Tết Nguyên đán năm 2024 rơi vào ngày mấy Dương lịch? Năm 2024, Tết Nguyên đán sẽ rơi vào những ngày Dương lịch sau: - Ngày 29 Tết: Thứ Năm ngày 08/02/2024; - Đêm Giao thừa: Thứ Sáu ngày 09/02/2024; - Mùng 1 Tết: Thứ Bảy ngày 10/02/2024; - Mùng 2 Tết: Chủ Nhật ngày 11/02/2024; - Mùng 3 Tết: Thứ Hai ngày 12/02/2024; - Mùng 4 Tết: Thứ Ba ngày 13/2/2024; - Mùng 5 Tết: Thứ Tư ngày 14/02/2024. Xem bài viết liên quan: Tết Dương lịch năm 2024 được nghỉ mấy ngày? Đi làm Tết Dương lịch hưởng lương bao nhiêu? Đã có phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024 Tết Nguyên đán năm 2024, công chức được nghỉ bao nhiêu ngày? Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau: - Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: + Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch); + Tết Âm lịch: 05 ngày; + Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); + Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch); + Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); + Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). - Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Tuy nhiên, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. Theo đó, Mùng 1 Tết và Mùng 2 Tết năm 2024 rơi vào thứ Bảy và Chủ nhật, vì vậy, người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần. Như vậy, vào dịp Tết Âm lịch (tết Nguyên đán 2024), người lao động được nghỉ tổng cộng là 07 ngày (05 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 02 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo Bộ luật Lao động 2019) và được hưởng nguyên lương. Lưu ý: Căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể lịch nghỉ Tết Âm lịch rơi vào những ngày nào. Xem tại đây: Đã có phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024
Chi trả tiền phép thừa khi công chức, viên chức chưa nghỉ hết phép năm
Chế độ nghỉ phép năm của công chức, viên chức trường hợp năm trước chưa nghỉ hết thì có được chuyển phép năm sang năm sau hay không? Nếu không thì có phải chi trả tiền phép năm thừa?
Chưa nghỉ hết phép năm có được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau: “Điều 113. Nghỉ hằng năm ... 3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. ...” Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp do thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Về cách tính tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ thực hiện theo Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc ở công ty nhưng chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì Bộ luật Lao động 2019 không quy định sẽ được người sử dụng lao động trả tiền cho những ngày chưa nghỉ như Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu như doanh nghiệp muốn trả lương cho những ngày chưa nghỉ cho người lao động thì cũng không có quy định hạn chế vì pháp luật cũng quy định là có thể thỏa thuận những nội dung có lợi hơn cho người lao động. Cụ thể, tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định: "Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động 1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động."
Chi trả tiền phép năm khi lao động có thời gian nghỉ vì dịch
Tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động: "Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động ... 9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. ..." Như vậy, ở đây, nếu như người lao động phải ngừng việc không phải do lỗi của người lao động (do người sử dụng lao động hoặc lý do khách quan như thiên tai, dịch bệnh) thì thời gian này được tính là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm cho người lao động. Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019: "Điều 113. Nghỉ hằng năm ... 3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ." Như vậy, chỉ phải chi trả tiền những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết nêu thôi việc hoặc mất việc. Trong trường hợp vẫn tiếp tục làm việc thì không phải chi trả tiền phép năm chưa nghỉ. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động muốn thỏa thuận để chi trả cho người lao động thì vẫn được (pháp luật cho phép thỏa thuận những nội dung có lợi cho người lao động). Cách tính ngày nghỉ hàng năm, tiền lương ngày nghỉ hàng năm tham khảo thêm tại Điều 66, Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Có được trừ phép năm của người lao động trong những ngày nghỉ dịch
Theo như Nghị định 145/2020/NĐ-CP , nhưng do dịch phát sinh đột xuất nên DN cũng không trở tay kịp thì Dn có thể áp dụng trừ ngày phép năm 6 tháng trừ 6 ngày như vậy có sai luật nào ko?
Đối tượng được thanh toán tiền phép năm
Theo Bộ luật Lao động 2019: "Điều 113. Nghỉ hằng năm ... 3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ." Theo đó, người lao động nào mà thôi việc, mất việc làm thì mới được thanh toán tiền phép chưa nghỉ hết. Còn người lao động đang làm việc, nếu hết năm mà chưa nghỉ hết phép thì cũng không được thanh toán tiền phép năm còn dư.
Đi thực hiện nghĩa vụ quân sự có được tính phép năm không?
Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm được quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP: "Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm 1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề. 2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động. 3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động. 4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng. 5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng. 6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng. 7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn. 9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. 10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc. 11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội." Theo đó, thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ quận sự không được tính hưởng phép năm.
Được dời tối đa bao nhiêu ngày phép năm khi NLĐ chưa nghỉ hết?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động có thể dời tối đa bao nhiều ngày phép năm của mình sang năm sau? Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 thì “Điều 111. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. 3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần .[…]” Khi người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên tại một doanh nghiệp thì sẽ được nghỉ hằng năm với số ngày nghỉ theo quy định trên; Người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc gộp 03 năm nghỉ một lần. Cho nên trường hợp người lao động chưa nghỉ hết số ngày phép thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc chuyển số ngày nghỉ phép năm chưa nghỉ hết này sang năm sau: - Nếu người sử dụng lao động đồng ý thì số ngày phép chưa nghỉ hết này sẽ được cộng dồn sang năm sau và người lao động được hưởng nguyên lương các ngày nghỉ theo hợp đồng lao động. Việc số ngày được chuyển tối đa do sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động; - Nếu người sử dụng lao động không đồng ý thì phải tiến hành thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong năm. (theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2012). Lưu ý: Kể từ ngày 01/01/2021 Bộ luật Lao động 2019 có hiệu thi hành, Chỉ trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì mới được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Từ 1/1/2021, NLĐ được nghỉ việc hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?
Nghỉ hưởng lương - Ảnh minh họa Khi Bộ luật lao động 2019 chính thức đi vào hiệu lực, tổng số ngày nghỉ hưởng lương tối thiểu của một người lao động là 23 ngày, tăng một ngày so với quy định hiện tại. Cụ thể bao gồm: Nghỉ phép năm, căn cứ Điều 113: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc, tức một tháng đi làm được nghỉ hưởng lương 1 ngày. - Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. - Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. -> Như vậy một người lao động bình thường đi làm đủ một năm được nghỉ phép năm ít nhất là 12 ngày. Nghỉ lễ tết, theo Điều 112 a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). -> So với BLLĐ 2012 thì số ngày nghi lễ, tết thăng thêm 1 ngày, tổng số ngày nghỉ lễ tết là 11 ngày. Nghỉ việc riêng hưởng lương, theo điều 115: - Kết hôn: nghỉ 03 ngày; - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. -> Về nghỉ việc riêng, nếu người lao động không có công việc nằm trong danh sách trên thì sẽ không tất nhiên được hưởng. Khi nghỉ việc riêng người lao động phải báo cho người sử dụng lao động
Có được thỏa thuận trả ngày phép vào tiền lương không?
Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp quy định: Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động dưới 12 tháng theo vị trí công việc, hưởng tiền công trọn gói thì thời gian nghỉ hàng năm, tiền tàu xe đi nghỉ hàng năm được tính vào tiền công trọn gói.
Từ 01/01/2021: Chỉ còn 2 trường hợp được thanh toán tiền lương nếu chưa nghỉ hết phép năm?
Ảnh minh họa: Nghỉ phép năm Ngoài lương, thưởng thì phép năm cũng là vấn đề được người lao động quan tâm, hơn thế nhiều trường hợp thắc mắc chưa được nghỉ hết phép thì tiền lương được thanh toán như thế nào? Bộ luật lao động 2019 sắp có hiệu lực có quy định mới về vấn đề này như sau: Theo quy định hiện hành tại điều 114 BLLĐ 2012 quy định : - Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. - Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền. Theo đó, NLĐ thuộc các trường hợp trên thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Nhưng tại Khoản 2, 3 Điều 113 BLLĐ 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 quy định: "...2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. 3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ." => Như vậy khi luật mới có hiệu lực NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động trường hợp chưa được nghỉ phép năm thì không còn được thanh toán bằng tiền nếu chưa nghỉ hằng năm như quy định hiện hành. => Cũng theo luật mới từ 1/1/2021, chỉ còn 2 trường hợp NLĐ do thôi việc, bị mất việc được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm đối với NLĐ đang làm việc sẽ không còn được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm. Các mems góp ý kiến nhé!
Công ty tư nhân không có phép năm có phạm luật lao động hay không ?
Em làm cho một công ty tư nhân, nhưng hợp đồng lao động của công ty em ko để phép năm, em hỏi sếp thì sếp bảo là công ty tư nhân thường không có phép năm, như vậy em không được nghỉ phép năm, và không có phép năm luôn, vậy công ty có vi phạm luật lao động ko ạ ? Nếu có vậy em phải làm gì ạ ? vì đây là quyền lợi của e ạ ?
Không được hưởng phép năm khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng
Tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về nghỉ hàng năm như sau: "Điều 111. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. [...]" Căn cứ Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hàng năm (phép năm) như sau: “Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm 1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề. 2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động. 3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động. 4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng. 5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng. 6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng. 7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn. 9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. 10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc. 11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.” => Theo đó, NLĐ và người sử dụng lao động đã thỏa thuận về việc nghỉ không lương thì thời gian đó được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hàng năm (phép năm). Đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng không thuộc trường hợp được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hàng năm (phép năm).
Quy định về tính số ngày phép năm?
Hiện nay công ty tôi đã tất toán toàn bộ số phép năm 2019, hiện tại tôi đang thông báo cho nhân viên của mình phải làm việc đủ 30 ngày theo quy định pháp luật thì mới được sử dụng 01 ngày phép. Tuy nhiên, bạn có thể cho tôi xin dẫn chứng điều luật cụ thể về việc làm đủ 30 ngày mới được sử dụng 01 ngày phép này được không?
Quy định tiền lương dùng để trả phép năm cho người lao động?
Vui lòng tư vấn giúp về việc dùng mức lương nào để thanh toán tiền phép năm cho người lao động khi chưa sử dụng hết. 1. Lương cơ bản 2. Lương cơ bản + phụ cấp theo quy định đóng BHXH 3. Tổng thu nhập bao gồm lương CB và các loại phụ cấp
Cách tính tiền nghỉ phép năm chưa nghỉ hết của người lao động trong một năm như thế nào?
Cách tính tiền nghỉ phép năm chưa nghỉ hết của người lao động trong một năm như thế nào? Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động 2012: “Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ 1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. 2.Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.” Như vậy, khi người lao động chưa nghỉ hết phép năm thì sẽ được thanh toán bằng tiền những ngày không nghỉ đó. Bên cạnh đó, cách tính tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm được hướng dẫn bởi Khoản 3, Khoản 4 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương ... 3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm; b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc. 4. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.” Có thể tham khảo các quy định về cách tính tiền lương như quy định trên để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Công ty tôi có cho công nhân ứng phép năm vào tháng 1 là 4 ngày phép năm, nhưng công nhân làm tới tháng 2 thì nghỉ việc, vậy công ty trúng tôi có thể trừ những ngày phép năm công nhân đã ứng vào lương được không.
Công ty có được yêu cầu nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc?
Nhân viên sắp nghỉ việc mà công ty yêu cầu phải nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc để không phải thanh toán thêm khoản tiền những ngày chưa nghỉ do Bộ luật Lao động 2019 quy định thì có được không? Công ty có được yêu cầu nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc? Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau: - Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. - Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019. - Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. Như vậy, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến người lao động hoặc người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động trước khi quy định lịch nghỉ phép hằng năm. Theo đó, việc nhân viên có nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc hay không sẽ dựa vào thỏa thuận, công ty không được yêu cầu, quy định hay ép buộc nhân viên phải nghỉ hết phép để không phải thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ. Công ty phải thanh toán tiền cho những ngày chưa nghỉ thế nào? Cũng theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Cụ thể, khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Như vậy, công ty phải trả tiền lương cho những ngày chưa nghỉ bằng với tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng nhân viên đó nghỉ việc. Công ty bắt nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc mà trái ý muốn của nhân viên có bị phạt không? Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết. Đồng thời, Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, công ty bắt nhân viên nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc mà trái ý muốn của nhân viên là đang vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng năm, theo đó sẽ bị phạt từ 20 - 40 triệu đồng.
Bộ đội chưa nghỉ hết ngày phép năm thì được hỗ trợ thế nào?
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ chưa được nghỉ hết ngày phép năm thì sẽ được giải quyết, hỗ trợ thế nào? Quy định về chế độ phép năm của các đối tượng này? Bộ đội chưa nghỉ hết ngày phép năm thì được hỗ trợ thế nào? Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp chưa nghỉ hết ngày phép năm Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP quy định sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng (sau đây gọi là cán bộ, nhân viên) làm việc trong các cơ quan, đơn vị quân đội có sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp, đóng quân tại các địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên hoặc ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là những đối tượng được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hoặc chưa được nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm: - Chỉ huy cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho cán bộ, nhân viên nghỉ phép năm theo chế độ quy định. Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép trong năm được, thì năm sau người chỉ huy từ cấp Lữ đoàn và tương đương trở lên xem xét, quyết định cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. - Cán bộ, nhân viên đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho nghỉ phép theo tiêu chuẩn quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ phép năm. - Trường hợp cá biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mà chỉ huy đơn vị vẫn không bố trí cho cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép được thì xem xét, đề nghị giải quyết như sau: + Các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP, đơn vị lập danh sách đề nghị chỉ huy từ cấp Lữ đoàn và tương đương trở lên xem xét, quyết định cho thanh toán tiền lương những ngày chưa được nghỉ phép năm, nhưng tối đa không quá 15% quân số hưởng lương của đơn vị. Nếu vượt quá 15% quân số quy định, thì đơn vị phải lập danh sách đề nghị báo cáo lên cấp trên cho đến Chủ tài khoản cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng; khi được Chủ tài khoản phê duyệt mới được thực hiện. + Các đối tượng không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP, chỉ huy cơ quan, đơn vị lập danh sách báo cáo Chủ tài khoản cấp trên trực tiếp, trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; khi được Thủ trưởng Bộ phê duyệt mới được thực hiện. Như vậy, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp mà chưa nghỉ hết phép năm mà do yêu cầu nhiệm vụ thì có thể được nghỉ bù vào năm sau, chưa nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu thì được trả tiền lương những ngày chưa nghỉ. Ngoài ra trường hợp cá biệt thì sẽ được xem xét cho thanh toán tiền lương những ngày chưa được nghỉ phép năm, nhưng tối đa không quá 15% quân số hưởng lương của đơn vị. Hạ sĩ quan, binh sĩ chưa nghỉ hết ngày phép năm Theo Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. Như vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc đối tượng được nghỉ phép năm nhưng do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền với mức một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ bao nhiêu ngày phép năm? Chế độ nghỉ phép năm của sĩ quan Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan quân đội như sau: - Được nghỉ 20 ngày nếu thời gian công tác dưới 15 năm; - Được nghỉ 25 ngày nếu thời gian công tác từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm; - Được nghỉ 30 ngày nếu thời gian công tác từ đủ 25 năm trở lên. Ngoài ra, đối với sĩ quan quân đội ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm số ngày như sau:: - Được nghỉ thêm 10 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; + Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK. - Được nghỉ thêm 05 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; + Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Chế độ nghỉ phép năm của quân nhân chuyên nghiệp Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: - Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; - Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; - Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: - 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; + Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1. - 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; + Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, nhìn chung chế độ nghỉ phép năm của sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp tương đối giống nhau. Tối thiểu là được nghỉ 20 ngày và tối đa được nghỉ 40 ngày. Đồng thời, thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép.
Bộ đội nhập ngũ bao lâu thì được hưởng ngày phép năm?
Bộ đội gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ sẽ được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Có trường hợp nào được nghỉ phép ngoài ngày phép năm theo quy định không? Sĩ quan bộ đội được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam quy định như sau: - Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau: + Nghỉ phép hằng năm; + Nghỉ phép đặc biệt; + Nghỉ ngày lễ, tết; + Nghỉ an điều dưỡng; + Nghỉ hằng tuần; + Nghỉ chuẩn bị hưu. Trong đó, chế độ nghỉ phép năm được quy định như sau: - Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau: + Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; + Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; + Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. - Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: + 10 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK. + 05 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, ngoài chế độ phép năm thì sĩ quan bộ đội còn được nghỉ thêm các ngày như lễ, tết, nghỉ phép đặc biệt,... Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi Thông tư 109/2021/TT-BQP) quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau: - Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: + Nghỉ hằng tuần; + Nghỉ phép hằng năm; + Nghỉ phép đặc biệt; + Nghỉ ngày lễ, tết; + Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng; + Nghỉ chuẩn bị hưu; - Nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong đó, chế độ nghỉ phép hằng năm như sau: - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: + Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; + Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; + Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. - Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: + 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1. + 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Như vậy, ngoài nghỉ phép năm, bộ đội là quân nhân chuyên nghiệp cũng được nghỉ các dịp như lễ tết, nghỉ phép đặc biệt,... Bộ đội nhập ngũ được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, chế độ nghỉ phép của bộ đội nhập ngũ như sau: - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành nếu: + Gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng + Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích + Hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, bộ đội nhập ngũ cũng được nghỉ phép năm 10 ngày nếu đã phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi, ngoài ra cũng sẽ được nghỉ các chế độ nghỉ phép đặc biệt.
Người lao động có được dùng phép năm để lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 dài thêm không?
Kể từ ngày hôm nay (31/10/2023) còn 102 ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2024. Vậy Tết Nguyên đán sẽ rơi vào ngày nào? NLĐ được nghỉ mấy ngày? Có được dùng phép năm để nghỉ thêm để kéo dài lịch nghỉ Tết Nguyên đán không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. NLĐ có được dùng phép năm để nghỉ thêm lịch Tết Nguyên đán không? Căn cứ tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm của người lao động như sau: Đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Theo quy định trên, tùy từng trường hợp cụ thể nếu người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động từ 12 đến 16 ngày phép năm. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm sẽ tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Bên cạnh đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, để có thể kéo dài thêm kỳ nghỉ Tết, người lao động có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ trước hoặc sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch của doanh nghiệp. Tuy nhiên, NLĐ cần lưu ý rằng để có thể nghỉ gộp nhiều ngày phép năm thì NLĐ cần phải thỏa thuận và được sự đồng ý từ doanh nghiệp. Ngoài ra, quy định về lịch nghỉ hằng năm của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, vì thế trường hợp có được dùng phép năm để nghỉ thêm hay không cần xem lại quy định doanh nghiệp về nghỉ hằng năm. Nếu được những ngày nghỉ Tết Nguyên đán thêm đó thì NLĐ vẫn được hưởng nguyên lương theo quy định. Tết Nguyên đán năm 2024 rơi vào ngày mấy Dương lịch? Năm 2024, Tết Nguyên đán sẽ rơi vào những ngày Dương lịch sau: - Ngày 29 Tết: Thứ Năm ngày 08/02/2024; - Đêm Giao thừa: Thứ Sáu ngày 09/02/2024; - Mùng 1 Tết: Thứ Bảy ngày 10/02/2024; - Mùng 2 Tết: Chủ Nhật ngày 11/02/2024; - Mùng 3 Tết: Thứ Hai ngày 12/02/2024; - Mùng 4 Tết: Thứ Ba ngày 13/2/2024; - Mùng 5 Tết: Thứ Tư ngày 14/02/2024. Xem bài viết liên quan: Tết Dương lịch năm 2024 được nghỉ mấy ngày? Đi làm Tết Dương lịch hưởng lương bao nhiêu? Đã có phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024 Tết Nguyên đán năm 2024, công chức được nghỉ bao nhiêu ngày? Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau: - Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: + Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch); + Tết Âm lịch: 05 ngày; + Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); + Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch); + Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); + Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). - Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Tuy nhiên, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. Theo đó, Mùng 1 Tết và Mùng 2 Tết năm 2024 rơi vào thứ Bảy và Chủ nhật, vì vậy, người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần. Như vậy, vào dịp Tết Âm lịch (tết Nguyên đán 2024), người lao động được nghỉ tổng cộng là 07 ngày (05 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 02 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo Bộ luật Lao động 2019) và được hưởng nguyên lương. Lưu ý: Căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể lịch nghỉ Tết Âm lịch rơi vào những ngày nào. Xem tại đây: Đã có phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024
Chi trả tiền phép thừa khi công chức, viên chức chưa nghỉ hết phép năm
Chế độ nghỉ phép năm của công chức, viên chức trường hợp năm trước chưa nghỉ hết thì có được chuyển phép năm sang năm sau hay không? Nếu không thì có phải chi trả tiền phép năm thừa?
Chưa nghỉ hết phép năm có được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau: “Điều 113. Nghỉ hằng năm ... 3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. ...” Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp do thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Về cách tính tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ thực hiện theo Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc ở công ty nhưng chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì Bộ luật Lao động 2019 không quy định sẽ được người sử dụng lao động trả tiền cho những ngày chưa nghỉ như Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu như doanh nghiệp muốn trả lương cho những ngày chưa nghỉ cho người lao động thì cũng không có quy định hạn chế vì pháp luật cũng quy định là có thể thỏa thuận những nội dung có lợi hơn cho người lao động. Cụ thể, tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định: "Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động 1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động."
Chi trả tiền phép năm khi lao động có thời gian nghỉ vì dịch
Tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động: "Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động ... 9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. ..." Như vậy, ở đây, nếu như người lao động phải ngừng việc không phải do lỗi của người lao động (do người sử dụng lao động hoặc lý do khách quan như thiên tai, dịch bệnh) thì thời gian này được tính là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm cho người lao động. Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019: "Điều 113. Nghỉ hằng năm ... 3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ." Như vậy, chỉ phải chi trả tiền những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết nêu thôi việc hoặc mất việc. Trong trường hợp vẫn tiếp tục làm việc thì không phải chi trả tiền phép năm chưa nghỉ. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động muốn thỏa thuận để chi trả cho người lao động thì vẫn được (pháp luật cho phép thỏa thuận những nội dung có lợi cho người lao động). Cách tính ngày nghỉ hàng năm, tiền lương ngày nghỉ hàng năm tham khảo thêm tại Điều 66, Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Có được trừ phép năm của người lao động trong những ngày nghỉ dịch
Theo như Nghị định 145/2020/NĐ-CP , nhưng do dịch phát sinh đột xuất nên DN cũng không trở tay kịp thì Dn có thể áp dụng trừ ngày phép năm 6 tháng trừ 6 ngày như vậy có sai luật nào ko?
Đối tượng được thanh toán tiền phép năm
Theo Bộ luật Lao động 2019: "Điều 113. Nghỉ hằng năm ... 3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ." Theo đó, người lao động nào mà thôi việc, mất việc làm thì mới được thanh toán tiền phép chưa nghỉ hết. Còn người lao động đang làm việc, nếu hết năm mà chưa nghỉ hết phép thì cũng không được thanh toán tiền phép năm còn dư.
Đi thực hiện nghĩa vụ quân sự có được tính phép năm không?
Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm được quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP: "Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm 1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề. 2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động. 3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động. 4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng. 5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng. 6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng. 7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn. 9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. 10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc. 11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội." Theo đó, thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ quận sự không được tính hưởng phép năm.
Được dời tối đa bao nhiêu ngày phép năm khi NLĐ chưa nghỉ hết?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động có thể dời tối đa bao nhiều ngày phép năm của mình sang năm sau? Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 thì “Điều 111. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. 3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần .[…]” Khi người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên tại một doanh nghiệp thì sẽ được nghỉ hằng năm với số ngày nghỉ theo quy định trên; Người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc gộp 03 năm nghỉ một lần. Cho nên trường hợp người lao động chưa nghỉ hết số ngày phép thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc chuyển số ngày nghỉ phép năm chưa nghỉ hết này sang năm sau: - Nếu người sử dụng lao động đồng ý thì số ngày phép chưa nghỉ hết này sẽ được cộng dồn sang năm sau và người lao động được hưởng nguyên lương các ngày nghỉ theo hợp đồng lao động. Việc số ngày được chuyển tối đa do sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động; - Nếu người sử dụng lao động không đồng ý thì phải tiến hành thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong năm. (theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2012). Lưu ý: Kể từ ngày 01/01/2021 Bộ luật Lao động 2019 có hiệu thi hành, Chỉ trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì mới được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Từ 1/1/2021, NLĐ được nghỉ việc hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?
Nghỉ hưởng lương - Ảnh minh họa Khi Bộ luật lao động 2019 chính thức đi vào hiệu lực, tổng số ngày nghỉ hưởng lương tối thiểu của một người lao động là 23 ngày, tăng một ngày so với quy định hiện tại. Cụ thể bao gồm: Nghỉ phép năm, căn cứ Điều 113: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc, tức một tháng đi làm được nghỉ hưởng lương 1 ngày. - Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. - Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. -> Như vậy một người lao động bình thường đi làm đủ một năm được nghỉ phép năm ít nhất là 12 ngày. Nghỉ lễ tết, theo Điều 112 a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). -> So với BLLĐ 2012 thì số ngày nghi lễ, tết thăng thêm 1 ngày, tổng số ngày nghỉ lễ tết là 11 ngày. Nghỉ việc riêng hưởng lương, theo điều 115: - Kết hôn: nghỉ 03 ngày; - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. -> Về nghỉ việc riêng, nếu người lao động không có công việc nằm trong danh sách trên thì sẽ không tất nhiên được hưởng. Khi nghỉ việc riêng người lao động phải báo cho người sử dụng lao động
Có được thỏa thuận trả ngày phép vào tiền lương không?
Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp quy định: Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động dưới 12 tháng theo vị trí công việc, hưởng tiền công trọn gói thì thời gian nghỉ hàng năm, tiền tàu xe đi nghỉ hàng năm được tính vào tiền công trọn gói.
Từ 01/01/2021: Chỉ còn 2 trường hợp được thanh toán tiền lương nếu chưa nghỉ hết phép năm?
Ảnh minh họa: Nghỉ phép năm Ngoài lương, thưởng thì phép năm cũng là vấn đề được người lao động quan tâm, hơn thế nhiều trường hợp thắc mắc chưa được nghỉ hết phép thì tiền lương được thanh toán như thế nào? Bộ luật lao động 2019 sắp có hiệu lực có quy định mới về vấn đề này như sau: Theo quy định hiện hành tại điều 114 BLLĐ 2012 quy định : - Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. - Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền. Theo đó, NLĐ thuộc các trường hợp trên thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Nhưng tại Khoản 2, 3 Điều 113 BLLĐ 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 quy định: "...2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. 3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ." => Như vậy khi luật mới có hiệu lực NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động trường hợp chưa được nghỉ phép năm thì không còn được thanh toán bằng tiền nếu chưa nghỉ hằng năm như quy định hiện hành. => Cũng theo luật mới từ 1/1/2021, chỉ còn 2 trường hợp NLĐ do thôi việc, bị mất việc được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm đối với NLĐ đang làm việc sẽ không còn được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm. Các mems góp ý kiến nhé!
Công ty tư nhân không có phép năm có phạm luật lao động hay không ?
Em làm cho một công ty tư nhân, nhưng hợp đồng lao động của công ty em ko để phép năm, em hỏi sếp thì sếp bảo là công ty tư nhân thường không có phép năm, như vậy em không được nghỉ phép năm, và không có phép năm luôn, vậy công ty có vi phạm luật lao động ko ạ ? Nếu có vậy em phải làm gì ạ ? vì đây là quyền lợi của e ạ ?
Không được hưởng phép năm khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng
Tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về nghỉ hàng năm như sau: "Điều 111. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. [...]" Căn cứ Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hàng năm (phép năm) như sau: “Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm 1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề. 2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động. 3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động. 4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng. 5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng. 6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng. 7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn. 9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. 10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc. 11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.” => Theo đó, NLĐ và người sử dụng lao động đã thỏa thuận về việc nghỉ không lương thì thời gian đó được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hàng năm (phép năm). Đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng không thuộc trường hợp được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hàng năm (phép năm).
Quy định về tính số ngày phép năm?
Hiện nay công ty tôi đã tất toán toàn bộ số phép năm 2019, hiện tại tôi đang thông báo cho nhân viên của mình phải làm việc đủ 30 ngày theo quy định pháp luật thì mới được sử dụng 01 ngày phép. Tuy nhiên, bạn có thể cho tôi xin dẫn chứng điều luật cụ thể về việc làm đủ 30 ngày mới được sử dụng 01 ngày phép này được không?
Quy định tiền lương dùng để trả phép năm cho người lao động?
Vui lòng tư vấn giúp về việc dùng mức lương nào để thanh toán tiền phép năm cho người lao động khi chưa sử dụng hết. 1. Lương cơ bản 2. Lương cơ bản + phụ cấp theo quy định đóng BHXH 3. Tổng thu nhập bao gồm lương CB và các loại phụ cấp
Cách tính tiền nghỉ phép năm chưa nghỉ hết của người lao động trong một năm như thế nào?
Cách tính tiền nghỉ phép năm chưa nghỉ hết của người lao động trong một năm như thế nào? Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động 2012: “Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ 1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. 2.Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.” Như vậy, khi người lao động chưa nghỉ hết phép năm thì sẽ được thanh toán bằng tiền những ngày không nghỉ đó. Bên cạnh đó, cách tính tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm được hướng dẫn bởi Khoản 3, Khoản 4 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương ... 3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm; b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc. 4. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.” Có thể tham khảo các quy định về cách tính tiền lương như quy định trên để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Công ty tôi có cho công nhân ứng phép năm vào tháng 1 là 4 ngày phép năm, nhưng công nhân làm tới tháng 2 thì nghỉ việc, vậy công ty trúng tôi có thể trừ những ngày phép năm công nhân đã ứng vào lương được không.