Các tội cưỡng bức trong Bộ luật Hình sự 2015
Cưỡng bức là hành vi sử dụng quyền lực, đe dọa hoặc dùng sức mạnh để buộc một người phải hành động trái với ý muốn của họ. Vậy hiện nay tại Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng bức như thế nào? Các tội cưỡng bức trong Bộ luật Hình sự 2015 Trong Bộ luật Hình sự 2015, cưỡng bức không chỉ nói về các tội phạm tình dục mà còn bao gồm tội phạm lao động, ma tuý. Cụ thể như sau: (1) Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau: - Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm Đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ. - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi; + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Đối với phụ nữ mà biết là có thai; + Đối với 02 người trở lên; + Đối với người đang cai nghiện; + Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; + Tái phạm nguy hiểm. - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người; + Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; + Đối với người dưới 13 tuổi. - Khung hình phạt 4: Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân Khi phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên. - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Như vậy, đối với người phạm tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị phạt tù từ 2 - 20 năm, phạt tiền từ 5 - 100 triệu đồng. (2) Cưỡng bức lao động Theo Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 quy định về tội cưỡng bức lao động như sau: - Khung hình phạt 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Tái phạm nguy hiểm. - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Làm chết 02 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên. - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, đối với người phạm tội cưỡng bức lao động có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 12 năm, phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn quy định. (3) Cưỡng bức mại dâm Theo Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 quy định về tội chứa mại dâm, trong đó có trường hợp cưỡng bức mại dâm như sau: - Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm Đối với người nào chứa mại dâm. - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Cưỡng bức mại dâm; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Chứa mại dâm 04 người trở lên; + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Khung hình phạt 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; + Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát. - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, người phạm tội cưỡng bức mại dâm có thể bị phạt tù từ 5 - 20 năm, phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt quản chế từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Có thể thấy, khi nhắc đến các tội cưỡng bức thì không chỉ là về tội phạm tình dục mà còn về các tội phạm khác, khi đã có điều luật ngăn cấm việc làm đó, hoặc quy định người bị ép có quyền từ chối nhưng chủ thể phạm tội vẫn dùng thủ đoạn ép buộc trái ý muốn người khác làm. Tại Bộ luật Hình sự 2015, có 3 tội phạm liên quan đến cưỡng bức như phân tích trên.
Từ vụ quán cafe hẹn hò tại TPHCM, môi giới, mại dâm trá hình sẽ bị xử lý thế nào?
Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt, làm đầu mối thực hiện hoạt động mại dâm. Vậy, môi giới mại dâm, mại dâm trá hình sẽ bị xử lý như thế nào? Cụ thể sau đây. Những ngày gần đây, cộng đồng mạng xôn xao về vụ việc một quán cafe hẹn hò dùng gương một chiều tại TPHCM. Theo như thông tin quảng cáo trên mạng, đây là quán cafe làm quen, tìm kiếm tình yêu hoặc tình bạn ở TPHCM, được mở theo mô hình "ghép đôi", "trò chuyện làm quen" giữa những người không quen biết. Khi đến quán, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền vào một đơn và dẫn vào một căn phòng riêng. Nam giới sẽ vào căn phòng màu đen, nữ giới sẽ vào phòng màu trắng. Hai bên sẽ không được nhìn thấy nhau cho đến khi có được sự đồng ý gặp mặt. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng quán đã sử dụng gương một chiều để khách hàng nam có thể nhìn thấy khách hàng nữ còn phía khách nữ không nhìn thấy căn phòng có khách nam ngồi, đồng thời cho rằng đây là hoạt động tiếp thị dịch vụ cho thuê bạn gái… Hiện nay các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra quán cafe có hình thức kinh doanh không bình thường này. Môi giới mại dâm sẽ bị xử lý thế nào? Xử phạt hành chính Theo Điều 26 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với các hành vi có liên quan đến mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm; + Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm; + Môi giới mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, người có hành vi môi giới mại dâm có thể bị phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng, nếu là tổ chức sẽ bị phạt từ 60 đến 100 triệu đồng. Xử lý hình sự Theo Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội môi giới mại dâm như sau: - Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, nếu hành vi môi giới mại dâm quá mức bị xử phạt hành chính thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi môi giới mại dâm có thể sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm. Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng. Mại dâm trá hình sẽ bị xử lý thế nào? Xử phạt hành chính Theo Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh. - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Như vậy, nếu lợi dụng kinh doanh để thực hiện hoạt động mại dâm trá hình sẽ bị phạt từ 20 đến 40 triệu đồng đối với cá nhân, 40 đến 80 triệu đồng đối với tổ chức. Ngoài ra sẽ bị các hình thức xử phạt bổ sung như tước Giấy chứng nhận, trục xuất nếu là người nước ngoài và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp. Xử lý hình sự Tội chứa mại dâm có thể hiểu là hành vi của người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để người khác thực hiện việc mua, bán dâm với lỗi cố ý, xâm phạm đến trật tự công cộng. Theo đó, việc lợi dụng hoạt động kinh doanh để làm địa điểm thực hiện hành vi mua bán dâm, mại dâm trá hình cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội chứa mại dâm. Theo Điều 327 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chứa mại dâm như sau: - Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Có tổ chức; + Cưỡng bức mại dâm; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Chứa mại dâm 04 người trở lên; + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm từ 11% đến 45%; + Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm 46% trở lên. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: + Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; + Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh để thực hiện hoạt động mại dâm trá hình còn có thể bị xử lý về tội chứa mại dâm theo quy định như trên.
Tội môi giới mại dâm 2023 sẽ đối mặt bao nhiêu năm tù?
Vừa mới đây, một đường dây môi giới mại dâm tại TP.HCM đã bị triệt phá với nhiều “hot girl”, mẫu ảnh, đặc biệt là các nữ tiếp viên hàng không được ngã giá lên đến ngàn đô. Đây không phải là tội phạm mới nhưng gây nhiều bức xúc trong xã hội. Vậy, người phạm tội môi giới mại dâm sẽ đối mặt bao nhiêu năm tù? 1. Tội môi giới mại dâm được hiểu ra sao? Môi giới mại dâm là hành vi của người làm trung gian giao dịch mại dâm quản lý, chào hàng, ngã giá, hưởng lợi nhuận qua việc môi giới cho 2 đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 bao gồm: - Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. - Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Môi giới mại dâm cũng là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 4 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 bao gồm: Mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm; môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật. 2. Xử phạt hành chính đối với tội môi giới mại dâm Căn cứ Điều 26 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định các hành vi có liên quan đến mua dâm, bán dâm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục. - Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm; + Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm; + Môi giới mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với một trong những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm. Ngoài ra, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mua bán mại dâm (trừ trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo kê, duy trì hoạt động mại dâm). 3. Phạm tội môi giới sẽ bị truy cứu bao nhiêu năm tù? Theo Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) người nào có hành vi môi giới mại dâm tùy theo mức độ và quy mô có thể đối mặt với mức phạt tù như sau: - Khung hình phạt thứ nhất: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Khung hình phạt thứ hai: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Khung hình phạt thứ ba: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội môi giới từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Như vậy, hành vi môi giới mại dâm là hành vi bị nghiêm cấm từ lâu, đối với hành vi môi giới mại dâm chưa tới mức truy cứu hình sự thì bị phạt cao nhất đến 50 triệu đồng. Trường hợp môi giới với mức độ và quy mô lớn thì có thể bị truy cứu đến 15 năm tù.
Nhân viên quán cà phê có hành vi bán dâm, chủ quán có bị xử phạt?
Hiện nay, nhiều hàng quán cà phê trá hình ẩn chứa nhiều mối lo ngại cho các cơ quan chức năng, cụ thể là về tội phạm mua bán dâm. Một số quán cà phê cho phép nhân viên thực hiện hành vi bán dâm đối với khách hàng của quán và mượn cớ là không hay biết về hành vi này để trốn tội. Chủ quán cà phê có tội không nếu nhân viên bán dâm? Tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý. Lưu ý: Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để nhân viên hoạt động bán dâm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, chủ quán cà phê vẫn phải chịu trách nhiệm trước hành vi bán dâm của nhân viên, cụ thể là có thể bị phạt từ 30-40 triệu đồng. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền lên đến gấp 02 lần. Tội chứa mại dâm được pháp luật quy định như thế nào? Đối với hành vi này, chủ quán cà phê có thể thuộc các tội sau đây: - Tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Truy cứu trách nhiệm hình sự Trường hợp có việc mua, bán dâm giữa khách hàng và tiếp viên của các quán cà phê trên thì tùy từng trường hợp, chủ cơ sở kinh doanh quán cà phê có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau: Tội chứa mại dâm theo Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Mức phạt cao nhất đối với tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội môi giới mại dâm” theo Điều 328 BLHS 2015 Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt cao nhất của Tội này có thể bị phạt đến 15 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Xử phạt vi phạm hành chính Điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định: Các tổ chức, cá nhân sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Xem bài viết liên quan: Cảnh báo: Lừa đảo “việc nhẹ lương cao” ở các quán karaoke bán dâm Mức phạt hành chính đối với người có hành vi bán dâm là bao nhiêu? Tại Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định hành vi bán dâm như sau: Hành vi bán dâm - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Như vậy, người có hành vi bán dâm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Đối với người có hành vi bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc thì mức phạt sẽ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người có hành vi bán dâm cũng bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi bán dâm. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 178/2004/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền, các quán karaoke hoạt động kích dục trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép (Nếu các quán karaoke được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp). Về việc xử lý hình sự đối với người sử dụng “các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh”: hiện nay pháp luật hiện hành chưa có quy định nhưng các hành vi mại dâm - tùy từng trường hợp cụ thể - sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh tương ứng. Xem bài viết liên quan: Cảnh báo: Lừa đảo “việc nhẹ lương cao” ở các quán karaoke bán dâm
Cảnh báo: Lợi dụng dịch vụ "cho thuê người yêu" để mua bán mại dâm của sugar baby - sugar daddy
Vừa qua, nổi lên dịch vụ “cho thuê người yêu qua mạng”, học hỏi theo các nước bạn trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ này càng ngày biến tướng và xuất hiện dấu hiệu của “sugar baby”. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật và được pháp luật quy định như thế nào? Hiện tại trên mạng xã hội, các bạn có thể dễ dàng tìm được các nhóm như “dịch vụ cho thuê người yêu, bạn trai, bạn gái khi cô đơn”, “cho thuê người yêu”, “thuê người yêu, bạn du lịch”,... Nhiều người trẻ độc thân đã tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu theo ngày để "tạm đối phó" với áp lực giục cưới từ gia đình, đặc biệt là các dịp lễ, Tết khi họ phải đối mặt với những câu hỏi thăm khá riêng tư từ những người thân xung quanh. Chuyện sẽ không có gì xảy ra nếu những dịch vụ này chỉ dừng lại ở mức đúng với thỏa thuận ban đầu đi chơi, đi du lịch hay ra mắt gia đình,... và tính tiền theo giờ cho người được thuê. Dịch vụ này đã biến tướng thành môi giới cho sugar baby - sugar daddy, cụ thể, với tần suất hiển thị trên nhóm là khoảng 10 bài viết mỗi ngày, chỉ cần lướt qua người dùng có thể chạm tới hàng loạt lời mời gọi, giới thiệu. Những bài đăng này dù nhiều nhưng luôn có điểm chung thường là tài khoản ảo, bài đăng ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề với những thông tin cơ bản như: địa điểm sinh sống, những mong muốn ở đối tác (đi chơi, xem phim hay ra mắt gia đình…). Điểm chung thứ hai là phần nói về giá cả. Phần này thường bao gồm những cụm từ khá chuyên nghiệp như: "giá cả thỏa thuận" hoặc "giả cả ib" (tức phải nhắn tin riêng mới biết được). Khi nhắn tin riêng, các đối tượng này thường hẹn gặp mặt hoặc bàn bạc giá cả chu cấp theo tháng và một số yêu cầu liên quan đến hoạt động mua bán dâm như gặp bao nhiêu lần/tuần để giải quyết nhu cầu và một số yêu cầu theo thỏa thuận đôi bên. Ngược lại, nhiều cá nhân cũng tự ý giao dịch cho những hợp đồng thuê người yêu mà bị các đối tượng thuê lợi dụng cho những hành vi đồi bại khác mà lực lượng chức năng chỉ phát hiện và vào cuộc khi mọi chuyện đã đi quá xa. Hành vi lợi dụng dịch vụ cho thuê người yêu để mua bán dâm của sugar baby- sugar daddy bị xử lý thế nào? Trong đó, tại khoản 1, 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003, hành vi mua dâm, bán dâm được quy định như sau: - Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. - Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Theo đó, hành vi mua bán dâm là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, mua bán dâm được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như việc trao đổi tình dục - tiền bạc xảy ra phức tạp hơn. Căn cứ Điều 327, 328 Bộ luật Hình sự 2015, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi “Chứa mại dâm và Môi giới mại dâm”. Do đó những người thành lập nhóm Sugar baby - Sugar daddy trên các trang mạng xã hội với mục đích môi giới mại dâm, hoạt động dưới hình thức “Bố nuôi, Mẹ nuôi, Em nuôi…” nhằm thu lợi bất chính sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Về mặt đạo đức, xã hội: Thể hiện sự lệch lạc về suy nghĩ và lối sống buông thả của các đối tượng là “Bố nuôi”, “Mẹ nuôi”, “Con nuôi”. Điều này cho thấy sự xuống cấp, suy đồi về mặt đạo đức trong xã hội hiện nay. Bộ Công an cho rằng hậu quả hành vi này để lại rất nặng nề: vợ chồng ly hôn gia đình tan nát; học sinh, sinh viên đánh mất nhân cách và đánh mất chính mình, thích hưởng thụ, lười lao động và phá thai ngoài ý muốn dẫn đến tình trạng vô sinh. Ngoài ra, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ việc gây rối trật tự công cộng do đánh ghen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Lưu ý: Việc lợi dụng hình thức Bố nuôi, Mẹ nuôi, Con nuôi để thực hiện hành vi quan hệ tình dục khi họ chưa đủ 13 tuổi có thể được coi là hành vi hiếp dâm; trong trường hợp không có yếu tố mua bán dâm khi họ đủ 13 đến dưới 16 tuổi sẽ bị xem xét xử lý hành vi “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người đủ 13 đến dưới 16 tuổi” được quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015.
Triển khai công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm năm 2023
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 154/TB-VPCP 2023 ngày 26/4/2023 về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống ma túy năm 2023 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia kết luận và yêu cầu các Bộ ngành trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Tăng cường kiểm tra các hoạt động hợp pháp về ma túy - Tăng cường công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, các đối tượng liên quan đến ma túy, đẩy mạnh sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý. Ngoài ra, thực hiện hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy; có giải pháp giữ vững số xã, phường, thị trấn không có ma túy; giảm số xã, phường, thị trấn có ma túy và trọng điểm về ma túy. - Chủ động làm tốt công tác nắm, phân tích, dự báo và đánh giá đúng tình hình tội phạm về ma túy. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch, phương án đấu tranh phòng, chống ma túy, đảm bảo đồng bộ, liên hoàn trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; ngăn chặn ma túy từ sớm, từ xa; bắt giữ cả đường dây, đối tượng cầm đầu. - Tăng cường kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý chặt chẽ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; kịp thời phát hiện, triệt phá diện tích trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống ma túy. Nâng cao hiệu quả phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy từ Trung ương đến địa phương. Định kỳ tổ chức giao ban các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma tuý và các cơ quan thường trực của Uỷ ban Quốc gia. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và tôn vinh các điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống ma túy trong Tháng hành động phòng, chống ma tuý. (2) Ưu tiên xây dựng cho những địa phương chưa có cơ sở cai nghiện ma túy công lập - Rà soát, đánh giá nhu cầu, sự phù hợp với quy hoạch, bảo đảm tính khả thi thực hiện dự án khi có nguồn vốn và lập danh sách các cơ sở cai nghiện cần sửa chữa, nâng cấp, xây mới. Đồng thời, ưu tiên đối với các địa phương chưa có cơ sở cai nghiện ma túy công lập và các địa phương có số lượng người nghiện ma túy nhiều, cơ sở cai nghiện ma túy xuống cấp, quá tải. - Rà soát, đánh giá tổng thể việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ trong việc thực hiện Luật Phòng, chống ma túy 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia trước ngày 15/5/2023. (3) Triển khai phối hợp ngăn chặn sản xuất, buôn bán ma túy - Triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết Luật phòng, chống HIV/AIDS theo Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2023 bảo đảm tiến độ, đồng bộ với Luật Phòng, chống ma túy 2021. - Triển khai hiệu quả Nghị định 109/2021/NĐ-CP quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy. Rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn. Chỉ đạo các Sở Y tế có phương án bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực hệ thống cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy. - Phối hợp với Bộ Công an xác định các loại ma túy, tiền chất mới được sử dụng hợp pháp trong lĩnh vực y tế cần quản lý theo quy định của Luật phòng, chống ma tuý 2021 để phòng ngừa việc lợi dụng sản xuất, buôn bán ma tuý. Xem thêm Thông báo 154/TB-VPCP 2023 ban hành ngày 26/4/2023.
Chế độ báo cáo, chế độ họp của UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm
Ngày 12/4/2023 ủy ban Quốc gia vừa ban hành Quyết định 20/QĐ-UBQG năm 2023 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm. Theo đó, chế độ báo cáo, chế độ họp của UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm từ ngày 12/4/2023 thực hiện như sau: (1) Chế độ thông tin, báo cáo của UBQG UBQG thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (sơ kết 6 tháng, tổng kết năm) và báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất. - Cơ quan Thường trực theo từng lĩnh vực hướng dẫn cụ thể thời gian, hình thức, nội dung báo cáo theo từng lĩnh vực của UBQG. - Tổng hợp, xây dựng các báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất của UBQG. Căn cứ báo cáo của các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương, các Phó Chủ tịch UBQG có trách nhiệm chỉ đạo Cơ quan Thường trực giúp việc tổng họp xây dựng báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) theo lĩnh vực phụ trách đê báo cáo Chủ tịch UBQG: - Bộ Công an chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ về lĩnh vực phòng, chống ma túy. - Bộ LĐTBXH chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ về lĩnh vực phòng, chống mại dâm. - Bộ Y tế chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ về lĩnh vực phòng, chống AIDS. Các Thành viên của UBQG và Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm), báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất về phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm gửi các Cơ quan Thường trực UBQG theo từng lĩnh vực. - Qua đó tham mưu cho UBQG và Chủ tịch UBQG. Các Cơ quan Thường trực, giúp việc của UBQG và Cơ quan Thường trực, giúp việc Ban Chỉ đạo các Bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Tăng cường công tác trao đổi thông tin, báo cáo. - Đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo được nhanh chóng, chính xác, kịp thời theo hệ thống tổ chức hoạt động của ủy ban Quốc gia. (2) Chế độ họp của UBQG - UBQG tổ chức họp định kỳ sáu tháng, một năm và họp đột xuất theo quyết định của Chủ tịch UBQG. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch ủy ban Quốc gia triệu tập họp đột xuất đế giải quyết công việc của UBQG. - Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Cơ quan Thường trực theo từng lĩnh vực đề xuất, tổ chức các cuộc họp do Chủ tịch UBQG chủ trì. - Thành viên UBQG có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của UBQG. - Chuẩn bị nội dung họp khi có yêu cầu của Cơ quan Thường trực và theo chỉ đạo của UBQG. - Trường hợp không tham dự được, phải báo cáo xin ý kiến Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch chủ trì phiên họp đồng ý ủy quyền cho cán bộ dự họp thay và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của cán bộ được ủy quyền. - Các phiên họp của UBQG phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm họp trước 03 ngày làm việc và kèm theo các tài liệu liên quan (nếu có). - Tùy theo từng nội dung phiên họp, Bộ trưởng, Phó Chủ tịch UBQG phụ trách các lĩnh vực hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ủy viên UBQG có văn bản thông báo cho các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện. - Bộ trưởng, Phó Chủ tịch UBQG phụ trách lĩnh vực có thể ủy quyền cho Thứ trưởng là thành viên UBQG ký văn bản thông báo cho các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện. Xem thêm Quyết định 20/QĐ-UBQG năm 2023 có hiệu lực ngày 12/4/2023 thay thế Quyết định 01/QĐ-UBQG61 năm 2000.
Ai có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi quản lý nhà nghỉ để xảy ra mại dâm?
Căn cứ Khoản 2 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: "2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể." Hành vi anh nêu là vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội có mức phạt tối đa của khung tiền phạt là 40.000.000 đồng do đó người có thẩm quyền xử phạt ở đây là: - Chủ tịch UBND tỉnh (theo Khoản 3 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) - Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động (theo Khoản 6 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (theo Khoản 6 Điều 70 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) - Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ (theo Khoản 3, 4 Điều 76 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Mua dâm có thể bị ngồi tù không?
Mới đây, lực lượng cảnh sát thành phố Hồ Chí Minh đã triệt phá một đường dây mại dâm với 1.500 thành viên. Cầm đầu đường dây là một “tú bà” mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất. Tú bà này tạo các tài khoản trên mạng xã hội và lập các nhóm kín để tuyển chọn, cung cấp danh sách các cô gái bán dâm theo hình thức “sugar Baby - sugar daddy”, sex tour, trên địa bàn TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác. Trước đó, công an thành phố Hà Nội đã tạm giữ 3 đối tượng môi giới mại dâm trên ứng dụng Telegram. Nhóm “tú ông” này tuyển các cô gái có nhu cầu bán dâm, sau đó gắn mác sinh viên hoặc nhân viên công sở rồi liên hệ với khách mua dâm với giá từ 3 - 10 triệu đồng. Đây chỉ là 2 trong số nhiều đường dây mại dâm bị công an triệt phá trong thời gian gần đây. Theo Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015, các “tú ông”, “tú bà” - những đối tượng môi giới mại dâm sẽ bị phạt tù từ 6 tháng – 3 năm; khung hình phạt nặng nhất đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu – 50 triệu đồng. "Điều 328. Tội môi giới mại dâm 1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; b) Có tổ chức; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Còn các đối tượng có hành vi mua dâm sẽ bị phạt hành chính theo Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt tiền là 1 triệu – 2 triệu đồng với người thực hiện hành vi mua dâm; mua dâm từ 2 người trở lên cùng lúc thì khung hình phạt là 2 triệu – 5 triệu đồng. Ngoài ra, người mua dâm còn có thể bị tịch thu tang vật vi phạm – những phương tiện sử dụng vào việc mua dâm như điện thoại di động, các phương tiện cá nhân khác. "Điều 24. Hành vi mua dâm 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này." Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Công ty luật The light cho biết, người mua dâm vẫn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015 nếu có hành vi mua dâm với người dưới 18 tuổi. Khung hình phạt của tội này là phạt tù từ 1 năm - 5 năm; mức cao nhất là 7 năm – 15 năm với trường hợp phạm tội từ 2 lần trở lên với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi, gây tổn thương cơ thể nạn nhân tỷ lệ 61% trở lên. Ngoài ra người vi phạm còn bị phạt bổ sung từ 10 triệu – 50 triệu đồng. "Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Mua dâm 02 lần trở lên; b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Có “cầu” thì mới có “cung”. Nhìn vào số vụ mua bán dâm bị triệt phá gần đây và số lượng người bán dâm trong các đường dây thì có thể thấy nhu cầu mua dâm cao như thế nào. Chống tệ nạn mại dâm, việc xử lý hình sự kẻ cầm đầu, môi giới là cần thiết. Tuy nhiên, đó dường như chưa phải là cách xử lý tận gốc. Công khai danh tính, hoặc để người thân phải bảo lãnh khi bị phát hiện mua dâm là cách là một số quốc gia đã làm nhằm giảm mức “cầu” về mại dâm trong xã hội. Có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần xem xét lại vấn đề công khai danh tính người mua dâm – điều đã được tranh luận tại diễn đàn Quốc hội 10 năm trước./.
Nghị định 144/2021/NĐ-CP: tăng mức xử phạt với hành vi bán dâm vi phạm về CCCD, hộ khẩu
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó mức xử phạt với một số hành vi được tăng gấp đôi, ví dụ như: 1. Hành vi liên quan đến hoạt động mại dâm: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm (trước đây là 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng) - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm (trước đây là 100.000 đồng đến 300.000 đồng) - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm. (trước đây là 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng) - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm. (trước đây là 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng) - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh. - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý. ... 2. Hành vi liên quan đến đăng ký và quản lý cư trú - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; + Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; + Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; + Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; + Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; + Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật; + Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú; + Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú; + Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú. 3. Hành vi liên quan đến sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; + Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; + Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; + Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; + Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; + Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; + Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả; + Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; + Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; + Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật. Nghị định 144 có hiệu lực từ 01/01/2022 và thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Những lý do nào để hợp pháp hóa mại dâm?
Chào mọi người! Em biết đây là một vấn đề khá quen thuộc rồi, nhưng em vẫn muốn mọi người tranh luận chút về vấn đề này được không ạ? Đó là vấn đề Hợp pháp hóa mại dâm. Chúng ta nên hợp pháp hóa mại dâm, theo em tìm hiểu, có những lí do sau: - Làm thúc đẩy kinh tế, ngân sách và du lịch trong nước. - Bảo đảm quyền con người cho người bán dâm. - Mại dâm giống như một hình thức thương mại tình dục, làm thỏa mãn nhu cầu tình dục của con người, mà nhu cầu tình dục là nhu cầu thiết yếu nên ko thể cấm được. - Nếu đã ko cấm được thì nên đưa vào quản lý Em thấy vẫn hơi mơ hồ với quan điểm này, đặc biệt là lí do thúc đẩy kinh tế, ngân sách và du lịch trong nước ạ. Mn có thể giúp em tìm ra những luận cứ và luận chứng chứng minh quan điểm trên được ko ạ? Và ngoài những lí do trên thì còn lí do nào khác không ạ? Em cảm ơn ạ
Vào nhà nghỉ, không phải ai cũng biết 4 điều này
Vào nhà nghỉ cần biết những gì? Các dịp nghỉ lễ, tết sắp tới, nhu cầu "ghé thăm" nhà nghỉ cũng tăng theo, nhưng ít ai biết được dịch vụ kinh doanh này được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau, trong đó có cả những quy định về xử phạt hành chính, hình sự. Để tránh các rắc rối khi vào nhà nghỉ, hãy nhớ những điều sau đây 1. Chuẩn bị giấy tờ Bạn cần chuẩn bị giấy tờ vì những lý do sau: Thứ nhất, cho dù bạn đi đâu, nếu không mang giấy tờ bên người thì sẽ bị xử phạt hành chính. Khoản 3 Mục III Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) quy định: “Cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân và Công an xã trong khi làm nhiệm vụ được quyền kiểm tra CMND của công dân. Việc kiểm tra có thể tổ chức thành từng đợt, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo Công an các cấp.” Việc kiểm tra giấy tờ có thể diễn ra đột xuất, khi đó nếu bạn không xuất trình được giấy tờ, theo Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức xử phạt cho hành vi “Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;” có thể lên đến 200.000 đồng. Thứ hai, chủ nhà nghỉ sẽ yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ, vì đó là quy định bắt buộc đối với những cơ sở kinh doanh nhà nghỉ. Tại Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm: “Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.” Để tránh phải thông báo cho cơ quan công an, chủ nhà nghỉ sẽ yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ. Trường hợp họ cho bạn vào nghỉ dù không mang giấy tờ sau đó không thông báo cho cơ quan Công an thì người này sẽ bị phạt 1.000.000 đến 2.000.000 đồng (Khoản 2 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) 2. Thông tin về việc lưu trú của bạn sẽ được lưu giữ Việc lưu trú tại nhà nghỉ của khách hàng đều được thông báo đến cơ quan Công an trước 23 giờ mỗi ngày. Trường hợp bạn đến nhà nghỉ sau 23 giờ thì họ phải thông báo trước 8 giờ sáng hôm sau, vì vậy gần như bất kỳ lúc nào cơ quan chức năng cũng có thông tin về việc bạn đang lưu trú. (Khoản 4 Điều 44 Nghị định 96) Thậm chí, Khoản 6 Điều này còn quy định trách nhiệm của chủ nhà nghỉ là: "6. Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng." 3. "Đảm bảo" người đi cùng mình Nhiều trường hợp vào nhà nghỉ với nhu cầu sinh lý cá nhân nhưng khi bị cơ quan điều tra bất ngờ kiểm tra lại bị nghi ngờ là đang thực hiện hành vi mua, bán dâm. Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 giải thích như sau: (1) Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; (2) Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu; (3) Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm” Theo đó, cần chứng minh quan hệ của bạn và người không có yếu tố “trả/nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác” thì không bị coi là mua, bán dâm. Thực tế việc chứng minh này gần như không có căn cứ, người kiểm tra hành chính sẽ hỏi bạn các thông tin về đối phương, bao gồm tên tuổi, thân nhân, các thông tin khác, nếu bạn không nắm rõ thì rất có thể sẽ bị coi là đang mua dâm! Ngoài ra, hãy chắc rằng 2 bạn đủ các mốc tuổi luật định về các tội phạm liên quan đến quan hệ tình dục và sự đồng thuận của người kia để không ai xem là quan hệ tình dục trái với ý muốn! 4. Những hành vi phạm pháp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Nhiều người cho rằng thuê nhà nghỉ để thực hiện hành vi trái pháp luật như đánh bạc, mại dâm, sử dụng ma túy sẽ là cách trốn tránh an toàn nhất, tuy nhiên trong Bộ luật hình sự và các quy định xử phạt hành chính, hành vi chứa chấp người khác thực hiện tội phạm đều sẽ bị xử lý. Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có các Tội như: - Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 322) - Tội chứa mại dâm (Điều 327) - Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256) Người chủ nhà nghỉ có thể bị truy cứu về những tội này khi để cho bạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong nhà nghỉ của mình, chính vì vậy họ có thể tố cáo bạn bất cứ lúc nào. Trên đây là những quy định mình tổng hợp được, mời các bạn đóng góp ý kiến!
Sugar Daddy và Sugar Baby, liệu có phải mại dâm trá hình?
Dạo gần đây, cư dân mạng hay truyền tai nhau về cụm từ Sugar Daddy và Sugar Babby để chỉ các cặp đôi “bố nuôi” và “con nuôi” – “nuôi” theo một cách hiểu rất khác. Trong mối quan hệ này, sugar baby sẽ nhận đươc sự hỗ trợ về vật chất từ sugar daddy còn sugar daddy sẽ được đáp ứng những nhu cầu về tình cảm và nhiều thứ khác nữa từ sugar baby. Trên một vài group kín trên FB, các baby trẻ đẹp tự xưng là sinh viên đăng bài nhan nhản để tìm bố nuôi với những lời lẽ ngọt như đường kèm theo những bức ảnh bỏng mắt. Đa số họ là “người trong ngành” cần người bao bọc, hỗ trợ về vật chất giống như tìm một nguồn khách lâu dài. Nhưng đối tượng này thường không phải là người các SGDD tìm kiếm. Một bộ phận khác của SGBB là những bé sinh viên trẻ, thiếu điều kiện về vật chất hoặc các cô công nhân hoặc nhân viên làm việc ở các quán xá, cửa tiệm bình thường cần tìm SGDD chỉ để trang trải tiền thuê nhà, phí sinh hoạt 3-4 triệu/tháng. Đây mới là các đối tượng mà các SGDD nhắm tới nhiều nhất vì "rau sạch", thật thà và tất nhiên là rẻ nữa. Theo quy định của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì “Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác còn mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”. Điều đáng nói là ai ai nhìn vào cũng biết rằng SGDD và SGBB đến với nhau không phải vì tình cảm mà vì vật chất và ham muốn là chủ yếu. Nhưng trên thực tế, lại khó chứng minh được đây là một hình thức mại dâm, do không phải là kiểu ăn cơm trả tiền ngay. Thành ra “bố đường – con nuôi” lại càng ngày càng biến tướng hơn nữa.
Áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong xử lý tội phạm môi giới mại dâm
Môi giới mại dâm - Ảnh minh họa Ngày nay xã hội phát triển hình thức mại dâm tại các tụ điểm thực cũng theo đó mà lạc hậu. Các tội phạm về mại dâm lợi dụng mạng internet để móc nối giữa người có nhu cầu bán với người có nhu cầu mua. Bản án phúc thẩm 358/2019/HSPT ngày 10/05/2019 về tội môi giới mại dâm của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội là một ví dụ điển hình. Tóm tắt nội dung bản án như sau: Khoảng tháng 12/2017, Lê Ngọc L vào trang web Checkerviet.com là trang web chuyên đăng tải hình ảnh, thông tin của gái bán dâm, lập tài khoản mang tên Maximus đăng ký làm nhà cung cấp trên mạng Checkerviet.com để môi giới cho gái bán dâm đi bán dâm. Khoảng tháng 3/2018, Lâm được Admin chấp nhận làm nhà cung cấp với tài khoản Maximus. Sau đó, Lâm liên lạc với những gái bán dâm bị khóa tài khoản, hỏi họ có muốn đăng bài để phục vụ việc bán dâm không. Nếu đồng ý phải trả tiền công đăng bài và duy trì bài đăng cho Lâm từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)/01 tháng. Việc gái bán dâm đi bán dâm cho những ai, ở đâu Lâm không biết. Ngày 29/08/2018 Công An bắt quả tang gái bán dâm mà Lê Ngọc L dắt mối tại nhà nghỉ Thanh Huyền qua kiểm tra hành chính. Qua điều tra Lê Ngọc L và các bị cáo liên quan đã khai nhận tội. Tổng số tiền Lâm thu lợi bất chính là 19.000.000 đồng. Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo Lê Ngọc L về tội “Môi giới mại dâm” theo quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 328 Bộ luật hình sự là có căn cứ và đúng pháp luật với mức án 36 tháng tù. Tại tòa phúc thẩm Tóa án đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ và quyết định giảm một phần hình phạt cho bị cáo, cho bị báo hưởng mức án nhẹ nhất của khung hình phạt là 27 tháng tù. Trong đó các tình tiết giảm nhẹ được hội đồng xét xử xem xét bao gồm: - Tại cơ quan điều tra, cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm bị cáo khai báo thành khẩn; - Bị cáo tỏ rõ Ăn năn hối cải hành vi phạm tội của mình; - Bị cáo tự thú; - Bị cáo lần đầu bị đưa ra xét xử và nhân thân chưa có tiền án tiền sự là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm r, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự; * Tại cấp phúc thẩm, bị cáo xuất trình cho Hội đồng xét xử biên lai bị cáo nộp toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính bị truy thu, biên lai nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm theo quyết định của bản án sơ thẩm và thể hiện thái độ đã nhận ra lỗi lầm bởi hành vi phạm tội của mình, nghiêm túc chấp hành quyết định của bản án sơ thẩm đã tuyên không có kháng cáo, không bị kháng nghị, đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự, là tình tiết giảm nhẹ mới tại cấp phúc thẩm nên cần ghi nhận có lợi cho bị cáo. Căn cứ các tình tiết trên HĐXX cho rằng bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị cáo Lê Ngọc L; Sửa bản án hình sự sơ thẩm về phần hình sự; Giảm hình phạt cho bị cáo. Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội Môi giới mại dâm như sau: Điều 328. Tội môi giới mại dâm 1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; b) Có tổ chức; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Sự khác biệt giữa “tình một đêm” và “mại dâm”
Sự khác biệt giữa môi "tình một đêm và mại dâm - hình minh họa Các bạn có biết cụm từ viết tắt “ONS” nghĩa là gì không? Đây là một cụm từ rất phổ biến ở nước ngoài ngoài, hiện nay cũng khá phổ biến ở giới trẻ Việt Nam. ONS là viết tắt của từ One Night Stand, khi dịch sang tiếng Việt hiểu là tình một đêm, là những mối quan hệ một đêm. Như vậy, khi đi nhà nghỉ dưới hình thức ONS thì có gì khác với mua bán mại dâm và làm sao chứng minh không mua bán dâm với công an khi không biết thông tin gì người bạn của bạn? 1. Sự khác nhau giữ “Tình một đêm” và “mua bán dâm” Mại dâm là gì? Tại Điều 3 Pháp lệnh của UBTVQH số 10/2003/PL-UBTVQH11 quy định - Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm - Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu - Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Tình một đêm là gì? Trong quy định pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào định nghĩa thế nào là tình một đêm. Theo wikipedia định nghĩa : Tình một đêm hay cuộc tình một đêm là thuật ngữ dùng để chỉ về một cuộc tình (quan hệ tình dục) diễn ra trong một lần duy nhất, trong đó người tham gia không có bất cứ ý định hay kỳ vọng nào về mối quan hệ này, nó có thể được xem như một cuộc gặp gỡ một lần tình dục mà người không có bất kỳ mong muốn cho bất cứ điều gì khác. Hay có thể nói tình một đêm là gặp nhau, ở bên nhau một đêm rồi chia tay. Sự khác biệt Theo định nghĩa trên thì ta có thể rút ra được: mặc dù là hành vi quan hệ tình dục với người lạ, và thường chỉ diễn ra trong một đêm, nhưng bản chất của hai hành vi trên là khác nhau. Bởi vì, hành vi mua bán dân được thực hiện vì có sự trao đổi vật chất. Còn Tình một đêm thì không. - Bên cạnh đó, hanh vi mua bán dâm là hành vi bị cấm trong pháp luật Việt Nam. Nếu thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Còn đối với tình một đêm” là hành vi không vi phạm pháp luật. Ngoài ra, nếu mua dâm đối với người 18 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm với Tội mua dâm người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 329 Bộ Luật hình sự 2015 2. Cách để chứng minh không mua bán dâm khi đi nhà nghỉ với “tình một đêm” Khi đi nhà nghỉ với ‘’tình một đêm” sẽ xảy ra trường hợp, hai bên đều không biết gì về nhau ngoài tên. Vậy khi công an kiếm tra làm thế nào để chứng minh không mua bán dâm ? Có 2 cách để chứng minh không mua bán dâm trong trường hợp này: Cách 1: chứng minh thông qua không có sự trao đổi vật chất về tiền. Trong thực tế chứng minh không có sự trao đổi vật chất rất là khó. Chứng minh có trao đổi thì dễ chứ chứng minh không thì ít có căn cứ. Cách 2: Chứng minh là bạn bè, hay người bạn mới quen chứ không phải người mua bán dâm Bạn cần mang đủ giấy tờ tùy thân. Khác với việc đi nhà nghỉ cùng người yêu, có thể xảy ra trường hợp hai bên không biết bất cứ thông tin gì hay chỉ biết một số thông tin cơ bản. Thì bạn phải chứng minh không mua bán dâm thông qua thời gian, hoàn cảnh, tình huống hay có ai có thể làm chứng giúp bạn về hoàn cảnh gặp gỡ của hai người?
12 năm đèn sách, học sinh ai xũng hy vọng sẽ kiếm được một mái trường mới sẽ mang lại tương lai cho bản thân, mang lại hạnh phúc cho gia đình, và mái trường đó không đâu khác chính là mái trường đại học. Ước mơ, mong muốn là thế nhưng đâu phải vào được giảng đường đại học là xong đâu, còn biết bao việc phải lo như cơm áo gạo tiền ... (Đối với những bạn sinh viên nghèo khó), mặt khác một số sinh viên khi bước vào giảng đường đại học thì ăn chơi đua đòi. Vấn đề tôi đề cập ở đây là tài chính, một số ít những bạn sinh viên vì khó khăn, vì thỏa mãn nhu cầu ăn chơi nên đã bước vào con đường mại dâm. Hiện nay tình trạng sinh viên tham gia vào các đường dây mại dâm diễn ra cũng khá nhiều và đáng báo động chẳng hạn vụ Nữ sinh ĐH môi giới mại dâm cho các đại gia ở Hà Nội ... Đây chỉ là một vấn đề điển hình, còn không ít những trường hợp khác nhưng chưa bị phanh phui. Vậy hình thức xử lý những trường hợp này như thế nào? Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Bộ luật hình sự 2015. - Hành vi mua dâm: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. - Hành vi bán dâm: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm. - Hành vi môi giới mại dâm: + Hành chính: Có thể phạt tiền đến 30.000.000 đồng. + Hình sự: Có thể phạt tù 06 tháng đến 15 năm tù. Đừng vì một chút khó khăn hay những lợi dụ dỗ hay là chiều chuộng thói ăn chơi mà lao vào con đường mại dâm, đừng để sau này phải hối hận về việc mình đã làm, hãy nghĩ đến bản thân, gia đình và xã hội.
Kiến thức pháp luật cần biết để có "tình một đêm" an toàn
“Cơ quan Công an là trò trẻ con à?” Đây là một câu nói mình trích nguyên văn trong một clip đang được phát tán trên mạng với tốc độ chóng mặt, nội dung về một vụ việc một cặp đôi nam nữ “được cho là có hành vi mua bán dâm” bị bắt quả tang. Sau khi hỏi thông tin về việc cặp đôi nam nữ này có quan hệ với nhau như thế nào, câu trả lời nhận được là “bọn em mới biết nhau ngoài kia, thấy thích nhau thế là lên đây”. Trong thực tế, việc hai người mới biết nhau, thích nhau và muốn quan hệ tình dục với nhau là điều mà pháp luật không hề cấm. Tuy nhiên, cũng trong thực tế áp dụng pháp luật ở Việt Nam, nếu có sự việc tương tự xảy ra mà “xui xẻo” gặp các đợt kiểm tra hành chính đột xuất của các lực lượng chức năng thì đúng là “tai bay vạ gió”. Bởi, bằng các biện pháp nghiệp vụ điều tra, hỏi cung, nếu hai người nam nữ không biết thông tin về nhau thì rất có thể sẽ phải gặp rắc rối không đáng có. Việc chứng minh hành vi mua bán dâm là nghĩa vụ của cơ quan công an, theo đó căn cứ vào quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cũng như Khoản 1 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 thì công an phải chứng minh được giữa hai người phải có quan hệ tình dục, có sự đổi chác về mặt vật chất chứ không phải cứ hai người không biết nhau mà quan hệ tình dục là bị cấm và hành vi sẽ bị phạt. Tuy nhiên, để thật sự tránh khỏi những rắc rối không đáng có, những ai đã, đang và sẽ có ý định trải qua những “419” (for one night) hay “fwb” (friend with benefit) cần phải biết một số điều cơ bản sau đây: 1. “419” “fwb” không hề bị cấm Cho nên các bạn không phải quá lo lắng vì điều này. Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có một quy định pháp luật nào cấm việc 02 người xa lạ, không có tình cảm yêu đương có quan hệ tình dục với nhau. 2. Cần phải trang bị một số “hiểu biết” nhất định khi trải qua “419” “fwb” Thông thường, những mối tình một đêm, hay nhiều đêm, người ta đến với nhau với mục đích chỉ là tình dục, chính vì vậy không nhiều người biết thông tin về nhau hoặc có thể họ không cần biết thông tin về nhau để tránh rắc rối cho cuộc sống sau này, nhưng thực tế các bạn cần phải biết những thông tin về nhân thân cơ bản nhất như: - Đối tác tên gì? - Đối tác bao nhiêu tuổi? - Hai người biết nhau trong hoàn cảnh nào? Và đặc biệt là những hiểu biết về nhau như trên phải là những hiểu biết thật, hai bên phải thật sự trả lời trung khớp và chính xác với nhau. Nếu như chính xác và trùng khớp thì các bạn sẽ bớt đi rất nhiều rắc rối sau này bởi cơ quan công an không có lý do gì để tiếp tục điều tra, xét hỏi bạn và nhanh chóng trả các bạn lại về “trạng thái ban đầu”. 3. Mọi công dân đều được bảo vệ danh dự và nhân phẩm Quay lại với nội dung đề cập ban đầu, trong nội dung clip được phát tán trên mạng. Những người quay video (tự nhận mình là công an), không cho cặp đôi nam nữ trong phòng mặc quần áo, không cho họ lấy chăn che người mà buộc phải để cho họ quay clip, chụp ảnh để lập biên bản vi phạm hành chính. Có nhiều hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc xử phạt hành chính trong trường hợp kể trên. - Công an chưa chứng minh được (không thể chứng minh được) cặp đôi nam nữ kể trên có hành vi mua bán dâm. Bởi khi công an vào phòng thì người nam đang ngồi trên giường, người nữ đang trong phòng tắm. Không hề ghi nhận được hành vi quan hệ tình dục, mà khi đã không có hành vi quan hệ tình dục thì không thể xử phạt cặp đôi nam nữ kia về hành vi mua bán dâm. (chưa kể, về bản chất thì cặp đôi nam nữ kia chưa chắc đã là mua bán dâm). => Bài học rút ra: Các bạn nếu rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đên, các bạn có quyền yêu cầu công an dừng ngày hành vi quay phim, chụp ảnh các bạn, trừ khi họ chứng minh được các bạn vi phạm pháp luật thì mới có quyền ghi nhận hình ảnh để lập biên bản vi phạm. - Danh dự và nhân phẩm của mọi công dân được bảo vệ, xét về tâm lý chung, việc buộc phải khỏa thân trước nhiều người là một điều khó có thể chấp nhận được. Việc cảm thấy danh dự, nhân phẩm bị xúc phạm, chà đạp là điều dễ thấy nếu rơi vào trường hợp này. => Bài học rút ra: Các bạn lúc này, có quyền viết đơn tố cáo hành vi này đến các cơ quan có thẩm quyền (Ví dụ như đơn vị công tác của những người kể trên, cơ quan công an sở tại…) về hành vi “làm nhục người khác”. Tùy vào mức độ vi phạm vì đối tượng vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là trách nhiệm hình sự về tội “làm nhục người khác”. Trên là những chia sẻ của mình, mong rằng sẽ giúp các bạn bảo vệ được chính mình, hay chí ít là đòi lại quyền lợi của chính mình khi bị “mất mát”. Chúc các bạn có những “419” “fwb” một cách lànnh mạnh, an toàn, không vi phạm pháp luật.
Hành hạ tàn nhẫn người lệ thuộc mình trong trạng thái mất khả năng nhận thức
Quá trình tìm hiểu sự việc, ngày 21.7, PV Lao Động đã đi tìm các nhân chứng và đến tận nơi chị Y Nhiêu làm thuê. Đây là dãy nhà nhiều phòng ghép lại, không có số nhà, ở hẻm 475 Lý Thái Tổ (phường Thống Nhất, TP.Pleiku, Gia Lai). Nhà không mang dáng dấp của cái gọi là quán cà phê mà theo những người hàng xóm đây là "ổ mại dâm". "Ở đây là nơi tổ chức mại dâm, có bảo kê. Tổ dân phố đã báo cáo lên phường, phường cũng có báo cáo lên cấp trên về tình hình mất trật tự khu vực này", một người dân nói. Phụ việc ở đây, Y Nhiêu bị người chủ tra tấn, đánh đập bằng cách dùng kìm bẻ răng, lấy dao lam rạch mặt, dùng khò lửa khò vào da, ủi bàn là nóng lên người... Dã man hơn, thấy Y Nhiêu biểu hiện của người sắp chết, bà chủ cho người vứt vào ống cống bên vệ đường, sát suối Ia Linh (phường Thống Nhất, TP.Pleiku) để chờ chết. Bà Đoàn Thị Tuyết (72 tuổi, tổ 6, phường Thống Nhất) kể lại: Tôi đi thể dục thì gặp một người phụ nữ đi phóng sinh cá tại suối Ia Linh, nói rằng thấy một người nằm thoi thóp trong ống cống trên mặt đường. "Tôi đến xem thì thấy một người phụ nữ nằm trong cống, trên người quấn chiếc khăn mỏng. Tôi có hỏi vì sao nằm đây, người phụ nữ nói là cháu ở huyện Đắk Glei (Kon Tum), bị người ta đánh rồi vứt ra đây. Họ đánh liệt chân, gãy tay không đi lại được", bà Tuyết kể. Y Nhiêu bị vứt trong cống từ ngày hôm trước, đến chiều tối hôm sau mới được phát hiện, không được ăn uống gì. Vụ việc được báo cáo lên CA phường Thống Nhất, sau đó cùng CA TP.Pleiku đưa nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai chữa trị. Chiều 21.7, Đại diện CA TP.Pleiku cho biết, người chủ tên là Nguyễn Thị Hà (SN 1979, tên thường gọi là Nga; hộ khẩu ở thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, Gia Lai), tạm trú tại tổ 3, phường Thống Nhất (TP.Pleiku, Gia Lai). Công an đã tiếp nhận thông tin tố giác của chị Y Nhiêu (SN 1995, trú thôn Pêng Siêl, xã Đak Pét, huyện Đak Glei tỉnh Kon Tum) về việc bị bà Hà đánh đập dã man do nghi ngờ "lấy trộm tiền và vàng". CA mời bà Hà lên làm việc, đưa đi test ma túy thì phát hiện người chủ này sử dụng ma túy đá. Tiếp đó, Công an TP.Pleiku đưa bà Hà vào Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai để cách ly. Đối với Y Nhiêu, chị được đưa vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai xét nghiệm thương tích để làm căn cứ xử lý đối với bà Hà. Bà Hà thừa nhận dùng dao chặt vào ngón tay, đánh đập chị Y Nhiêu. "Công an TP.Pleiku vẫn đang trong quá trình điều tra, đã lấy giấy chứng nhận thương tích để có hướng xử lý tiếp theo", đại diện CA TP.Pleiku nói. CA Gia Lai cũng đã đưa chị Y Nhiêu về với gia đình ở huyện Đắk Glei (Kon Tum) tiếp tục điều trị, chăm sóc. Nguồn: Soha.vn Cụ thể, như trong trường hợp sử dụng ma túy bị “phê ma túy” phạm tội, hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa có quy định cụ thể, riêng biệt đối với người phạm tội trong trạng thái bị “phê ma túy”. Tuy nhiên, tại Điều 13, Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định chung về vấn đề này. Cụ thể: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Trường hợp người “phê ma túy” phạm tội, cũng tương tự người phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích mạnh phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra. Về tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự, do BLHS không quy định nên người phạm tội do “phê ma túy” phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện theo tội danh và hình phạt mà BLHS đã quy định. Trong trường hợp trên bà Nga vi phạm những quy định nào? Tội hành hạ người khác,tàng trũ trái phép chất ma túy, mua trái phép chất ma túy, tổ chức hoạt động mua dâm, bán dâm…
Những tranh cãi về có hay không nên công nhận mại dâm là một nghề tại Việt Nam vẫn đang là vấn đề hiện tại dừng lại ở mức độ quan điểm. Tôi sẽ không phân tích lại những khái niệm cũng như những vấn đề thuộc về bản chất của mại dâm, vì nó đã xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng. Dưới góc độ pháp luật, tôi sẽ phân tích quan điểm tại sao không nên chấp nhận mại dâm là một nghề. - Quyền về lao động: Chưa có cơ chế quản lý cụ thể. Nếu công nhận mại dâm là một nghề thì những chế độ về bảo hiểm, đóng thuế,… và lúc này các khoản thu nhập mà họ tự tạo ra có gọi là tiền lương sẽ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Không thể đưa giá trị nhân phẩm để tiến hành chiết khấu, thu chi, bổ sung Ngân sách Nhà nước. - Quyền hoạt động chuyên nghiệp: Một điều có vẻ hơi phi lý, nhưng việc hoạt động nghề nghiệp lẽ tất nhiên sẽ được hướng dẫn, có cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện các phương thức kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ,…để đủ điều kiện hoạt động. Với tình hình hiện tại, quá phi lý cho việc phát triển tính chuyên nghiệp cho một nghề mà có khả năng ảnh hưởng đến giống nòi, sức khỏe như vậy. - Pháp luật Hình sự: Thực tiễn, pháp luật Hình sự kiểm soát hành vi ngoại tình khi các bên vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu công nhận mại dâm có phải là đang góp phần can thiệp vào các mối quan hệ xã hội về cuộc sống gia đình. Vì người có nhu cầu về tình dục không nằm ngoài chủ thể đã có gia đình. Pháp luật có đang cổ xúy cho tội phạm gia tăng? - Nới lõng cơ chế, quan liêu chi phối: Các cơ quan, đơn vị tiến hành các hoạt động đảm bảo cho mại dâm được phép hành nghề sẽ phát sinh những bất cập hơn trong việc góp phần làm tăng tình trạng quan liêu trong quá trình thực hiện công việc đối với những người hành nghề, khó tránh khỏi những lỗ hỏng từ chính những người điều chỉnh về mại dâm - Hiến pháp: Với mục đích bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con người, mại dâm tồn tại như một điều đi ngược lại với Hiến pháp về “Nhân quyền” bởi mục đích mang lại không ai công nhận trong khi phải đánh đổi giá trị bản thân và người khác như một hình thức bóc lột, mặc dù số nhiều mang tinh thần tự nguyện nhưng sử dụng tình dục để đổi lấy những đồng tiền thì không thể chấp nhận được - Thương mại: Việc hình thành các hình thức tổ chức hành nghề với mức độ tập trung, thực hiện chức năng trung gian, phân phối và dần dần trở thành công cụ kiếm tiền, con người sẽ hoạt động như một món hàng, đòi hỏi phải có sự lựa chọn mang tính điều kiện của thế giới cầu. Vì vậy, mong muốn kiểm soát lại vô tình là điều kiện để phát triển tội phạm về tình dục với các hành vi bạc lực, cưỡng ép kể cả hiếp dâm,… Xét về tình, những người hoạt động mại dâm họ hoàn toàn có thể làm chủ và kiểm soát được hành vi. Lựa chọn nghề là quyền của cá nhân, không ai có quyền can thiệp. Bản thân họ chưa cho xã hội thấy được những mặt tích cực của mại dâm nên việc để cộng đồng thôi dè bỉu là chuyện không khả thi. Bản thân tôi, không kỳ thị nhưng để chấp nhận mại dâm là một nghề là điều không thể.
Vẫn băn khoăn, nên hay không nên hợp pháp hóa mại dâm
Trước đây, những ý kiến về xây dựng các chính sách pháp luật về hoạt động mại dâm được đề xuất và nhận nhiều ý kiến trái chiều. Ngày 28/3/2018 vừa qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức buổi hội thảo về "Quan điểm định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm". Mại dâm từ xưa được coi là một tệ nạn xã hội tại Việt Nam. Cho đến nay, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống pháp luật về phòng chống mại dâm đã bộc lộ những bất cập không còn phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới, do đó việc xây dựng Luật về phòng, chống mại dâm là rất cần thiết. Theo ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH), xu hướng trên thế giới, quyền công dân, quyền con người ngày càng được nâng cao. Hầu hết mại dâm bị cấm ở nhiều quốc gia, nhưng một số chính phủ các nước lại cho rằng nên “hợp pháp hóa” mại dâm để dễ kiểm soát. TS Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng: xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu đổi mới thì quan điểm xây dựng Luật về phòng, chống mại dâm cần hướng dần đến công nhận mại dâm là một nghề. Nhà nước nên thừa nhận mại dâm và tổ chức quản lý hoạt động mại dâm trong các khu vực riêng biệt giống như một số quốc gia khác. Tuy nhiên đây là vấn đề cần có đánh giá, nghiên cứu một cách nghiêm túc, thấu đáo. Bởi lẽ, tệ nạn mại dâm là một vấn đề xã hội, để giải quyết cần phải có những biện pháp mang tính xã hội, phù hợp trong một thời điểm nhất định. Mặt khác giải quyết vấn đề này cần xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều yếu tố như truyền thống văn hóa Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy các nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, mại dâm đóng góp từ 2-14% GDP, và tạo công ăn, việc làm cho hàng triệu lao động khác. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Lập: ở nước ta hiên nay nếu công nhận mại dâm là một nghề nghề thì rất khó, vì đã là nghề thì phải tuân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, phải có giáo trình, chứng chỉ, thang bảng lương... theo quy định. Mặc dù Nhà nước luôn nổ lực phòng chống tệ nạn mai dâm, nhưng thực tế, nó vẫn diễn ra một cách tràn lan và không thể kiểm soát. Vì thế, cần có một cơ chế pháp luật khác để có thể kiểm soát hoạt động này để bảo vệ trật tự xã hội và văn hóa Việt Nam. Từ đó những quan điểm về có nên hợp pháp hóa mại dâm hay không liên tục được đưa ra và gây nhiều tranh cãi. Điều này là cấp thiết, Nhà nước cần nhất quán quan điểm về hoạt động mại dâm (Cấm hay ko cấm, hợp pháp hóa hay không hợp pháp hóa). Tuy nhiên, việc hợp pháp hóa hoạt động mại dâm cần phải cân nhắc đến thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống cùng với tình hình phát triển thực tế của Việt Nam. Dưới góc độ một người tìm hiểu về pháp luật, hãy cho chúng tôi biết quan điểm của bạn. “Có nên hợp pháp hóa hoạt động mại dâm?”
Các tội cưỡng bức trong Bộ luật Hình sự 2015
Cưỡng bức là hành vi sử dụng quyền lực, đe dọa hoặc dùng sức mạnh để buộc một người phải hành động trái với ý muốn của họ. Vậy hiện nay tại Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng bức như thế nào? Các tội cưỡng bức trong Bộ luật Hình sự 2015 Trong Bộ luật Hình sự 2015, cưỡng bức không chỉ nói về các tội phạm tình dục mà còn bao gồm tội phạm lao động, ma tuý. Cụ thể như sau: (1) Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau: - Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm Đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ. - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi; + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Đối với phụ nữ mà biết là có thai; + Đối với 02 người trở lên; + Đối với người đang cai nghiện; + Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; + Tái phạm nguy hiểm. - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người; + Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; + Đối với người dưới 13 tuổi. - Khung hình phạt 4: Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân Khi phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên. - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Như vậy, đối với người phạm tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị phạt tù từ 2 - 20 năm, phạt tiền từ 5 - 100 triệu đồng. (2) Cưỡng bức lao động Theo Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 quy định về tội cưỡng bức lao động như sau: - Khung hình phạt 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Tái phạm nguy hiểm. - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Làm chết 02 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên. - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, đối với người phạm tội cưỡng bức lao động có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 12 năm, phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn quy định. (3) Cưỡng bức mại dâm Theo Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 quy định về tội chứa mại dâm, trong đó có trường hợp cưỡng bức mại dâm như sau: - Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm Đối với người nào chứa mại dâm. - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Cưỡng bức mại dâm; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Chứa mại dâm 04 người trở lên; + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. - Khung hình phạt 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; + Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát. - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, người phạm tội cưỡng bức mại dâm có thể bị phạt tù từ 5 - 20 năm, phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt quản chế từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Có thể thấy, khi nhắc đến các tội cưỡng bức thì không chỉ là về tội phạm tình dục mà còn về các tội phạm khác, khi đã có điều luật ngăn cấm việc làm đó, hoặc quy định người bị ép có quyền từ chối nhưng chủ thể phạm tội vẫn dùng thủ đoạn ép buộc trái ý muốn người khác làm. Tại Bộ luật Hình sự 2015, có 3 tội phạm liên quan đến cưỡng bức như phân tích trên.
Từ vụ quán cafe hẹn hò tại TPHCM, môi giới, mại dâm trá hình sẽ bị xử lý thế nào?
Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt, làm đầu mối thực hiện hoạt động mại dâm. Vậy, môi giới mại dâm, mại dâm trá hình sẽ bị xử lý như thế nào? Cụ thể sau đây. Những ngày gần đây, cộng đồng mạng xôn xao về vụ việc một quán cafe hẹn hò dùng gương một chiều tại TPHCM. Theo như thông tin quảng cáo trên mạng, đây là quán cafe làm quen, tìm kiếm tình yêu hoặc tình bạn ở TPHCM, được mở theo mô hình "ghép đôi", "trò chuyện làm quen" giữa những người không quen biết. Khi đến quán, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền vào một đơn và dẫn vào một căn phòng riêng. Nam giới sẽ vào căn phòng màu đen, nữ giới sẽ vào phòng màu trắng. Hai bên sẽ không được nhìn thấy nhau cho đến khi có được sự đồng ý gặp mặt. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng quán đã sử dụng gương một chiều để khách hàng nam có thể nhìn thấy khách hàng nữ còn phía khách nữ không nhìn thấy căn phòng có khách nam ngồi, đồng thời cho rằng đây là hoạt động tiếp thị dịch vụ cho thuê bạn gái… Hiện nay các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra quán cafe có hình thức kinh doanh không bình thường này. Môi giới mại dâm sẽ bị xử lý thế nào? Xử phạt hành chính Theo Điều 26 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với các hành vi có liên quan đến mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm; + Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm; + Môi giới mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, người có hành vi môi giới mại dâm có thể bị phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng, nếu là tổ chức sẽ bị phạt từ 60 đến 100 triệu đồng. Xử lý hình sự Theo Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội môi giới mại dâm như sau: - Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, nếu hành vi môi giới mại dâm quá mức bị xử phạt hành chính thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi môi giới mại dâm có thể sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm. Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng. Mại dâm trá hình sẽ bị xử lý thế nào? Xử phạt hành chính Theo Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh. - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Như vậy, nếu lợi dụng kinh doanh để thực hiện hoạt động mại dâm trá hình sẽ bị phạt từ 20 đến 40 triệu đồng đối với cá nhân, 40 đến 80 triệu đồng đối với tổ chức. Ngoài ra sẽ bị các hình thức xử phạt bổ sung như tước Giấy chứng nhận, trục xuất nếu là người nước ngoài và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp. Xử lý hình sự Tội chứa mại dâm có thể hiểu là hành vi của người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để người khác thực hiện việc mua, bán dâm với lỗi cố ý, xâm phạm đến trật tự công cộng. Theo đó, việc lợi dụng hoạt động kinh doanh để làm địa điểm thực hiện hành vi mua bán dâm, mại dâm trá hình cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội chứa mại dâm. Theo Điều 327 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chứa mại dâm như sau: - Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Có tổ chức; + Cưỡng bức mại dâm; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Chứa mại dâm 04 người trở lên; + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm từ 11% đến 45%; + Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm 46% trở lên. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: + Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; + Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh để thực hiện hoạt động mại dâm trá hình còn có thể bị xử lý về tội chứa mại dâm theo quy định như trên.
Tội môi giới mại dâm 2023 sẽ đối mặt bao nhiêu năm tù?
Vừa mới đây, một đường dây môi giới mại dâm tại TP.HCM đã bị triệt phá với nhiều “hot girl”, mẫu ảnh, đặc biệt là các nữ tiếp viên hàng không được ngã giá lên đến ngàn đô. Đây không phải là tội phạm mới nhưng gây nhiều bức xúc trong xã hội. Vậy, người phạm tội môi giới mại dâm sẽ đối mặt bao nhiêu năm tù? 1. Tội môi giới mại dâm được hiểu ra sao? Môi giới mại dâm là hành vi của người làm trung gian giao dịch mại dâm quản lý, chào hàng, ngã giá, hưởng lợi nhuận qua việc môi giới cho 2 đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 bao gồm: - Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. - Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Môi giới mại dâm cũng là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 4 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 bao gồm: Mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm; môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật. 2. Xử phạt hành chính đối với tội môi giới mại dâm Căn cứ Điều 26 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định các hành vi có liên quan đến mua dâm, bán dâm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục. - Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm; + Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm; + Môi giới mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với một trong những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm. Ngoài ra, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mua bán mại dâm (trừ trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo kê, duy trì hoạt động mại dâm). 3. Phạm tội môi giới sẽ bị truy cứu bao nhiêu năm tù? Theo Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) người nào có hành vi môi giới mại dâm tùy theo mức độ và quy mô có thể đối mặt với mức phạt tù như sau: - Khung hình phạt thứ nhất: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Khung hình phạt thứ hai: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Khung hình phạt thứ ba: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội môi giới từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Như vậy, hành vi môi giới mại dâm là hành vi bị nghiêm cấm từ lâu, đối với hành vi môi giới mại dâm chưa tới mức truy cứu hình sự thì bị phạt cao nhất đến 50 triệu đồng. Trường hợp môi giới với mức độ và quy mô lớn thì có thể bị truy cứu đến 15 năm tù.
Nhân viên quán cà phê có hành vi bán dâm, chủ quán có bị xử phạt?
Hiện nay, nhiều hàng quán cà phê trá hình ẩn chứa nhiều mối lo ngại cho các cơ quan chức năng, cụ thể là về tội phạm mua bán dâm. Một số quán cà phê cho phép nhân viên thực hiện hành vi bán dâm đối với khách hàng của quán và mượn cớ là không hay biết về hành vi này để trốn tội. Chủ quán cà phê có tội không nếu nhân viên bán dâm? Tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý. Lưu ý: Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để nhân viên hoạt động bán dâm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, chủ quán cà phê vẫn phải chịu trách nhiệm trước hành vi bán dâm của nhân viên, cụ thể là có thể bị phạt từ 30-40 triệu đồng. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền lên đến gấp 02 lần. Tội chứa mại dâm được pháp luật quy định như thế nào? Đối với hành vi này, chủ quán cà phê có thể thuộc các tội sau đây: - Tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Truy cứu trách nhiệm hình sự Trường hợp có việc mua, bán dâm giữa khách hàng và tiếp viên của các quán cà phê trên thì tùy từng trường hợp, chủ cơ sở kinh doanh quán cà phê có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau: Tội chứa mại dâm theo Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Mức phạt cao nhất đối với tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội môi giới mại dâm” theo Điều 328 BLHS 2015 Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt cao nhất của Tội này có thể bị phạt đến 15 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Xử phạt vi phạm hành chính Điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định: Các tổ chức, cá nhân sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Xem bài viết liên quan: Cảnh báo: Lừa đảo “việc nhẹ lương cao” ở các quán karaoke bán dâm Mức phạt hành chính đối với người có hành vi bán dâm là bao nhiêu? Tại Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định hành vi bán dâm như sau: Hành vi bán dâm - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Như vậy, người có hành vi bán dâm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Đối với người có hành vi bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc thì mức phạt sẽ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người có hành vi bán dâm cũng bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi bán dâm. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 178/2004/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền, các quán karaoke hoạt động kích dục trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép (Nếu các quán karaoke được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp). Về việc xử lý hình sự đối với người sử dụng “các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh”: hiện nay pháp luật hiện hành chưa có quy định nhưng các hành vi mại dâm - tùy từng trường hợp cụ thể - sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh tương ứng. Xem bài viết liên quan: Cảnh báo: Lừa đảo “việc nhẹ lương cao” ở các quán karaoke bán dâm
Cảnh báo: Lợi dụng dịch vụ "cho thuê người yêu" để mua bán mại dâm của sugar baby - sugar daddy
Vừa qua, nổi lên dịch vụ “cho thuê người yêu qua mạng”, học hỏi theo các nước bạn trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ này càng ngày biến tướng và xuất hiện dấu hiệu của “sugar baby”. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật và được pháp luật quy định như thế nào? Hiện tại trên mạng xã hội, các bạn có thể dễ dàng tìm được các nhóm như “dịch vụ cho thuê người yêu, bạn trai, bạn gái khi cô đơn”, “cho thuê người yêu”, “thuê người yêu, bạn du lịch”,... Nhiều người trẻ độc thân đã tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu theo ngày để "tạm đối phó" với áp lực giục cưới từ gia đình, đặc biệt là các dịp lễ, Tết khi họ phải đối mặt với những câu hỏi thăm khá riêng tư từ những người thân xung quanh. Chuyện sẽ không có gì xảy ra nếu những dịch vụ này chỉ dừng lại ở mức đúng với thỏa thuận ban đầu đi chơi, đi du lịch hay ra mắt gia đình,... và tính tiền theo giờ cho người được thuê. Dịch vụ này đã biến tướng thành môi giới cho sugar baby - sugar daddy, cụ thể, với tần suất hiển thị trên nhóm là khoảng 10 bài viết mỗi ngày, chỉ cần lướt qua người dùng có thể chạm tới hàng loạt lời mời gọi, giới thiệu. Những bài đăng này dù nhiều nhưng luôn có điểm chung thường là tài khoản ảo, bài đăng ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề với những thông tin cơ bản như: địa điểm sinh sống, những mong muốn ở đối tác (đi chơi, xem phim hay ra mắt gia đình…). Điểm chung thứ hai là phần nói về giá cả. Phần này thường bao gồm những cụm từ khá chuyên nghiệp như: "giá cả thỏa thuận" hoặc "giả cả ib" (tức phải nhắn tin riêng mới biết được). Khi nhắn tin riêng, các đối tượng này thường hẹn gặp mặt hoặc bàn bạc giá cả chu cấp theo tháng và một số yêu cầu liên quan đến hoạt động mua bán dâm như gặp bao nhiêu lần/tuần để giải quyết nhu cầu và một số yêu cầu theo thỏa thuận đôi bên. Ngược lại, nhiều cá nhân cũng tự ý giao dịch cho những hợp đồng thuê người yêu mà bị các đối tượng thuê lợi dụng cho những hành vi đồi bại khác mà lực lượng chức năng chỉ phát hiện và vào cuộc khi mọi chuyện đã đi quá xa. Hành vi lợi dụng dịch vụ cho thuê người yêu để mua bán dâm của sugar baby- sugar daddy bị xử lý thế nào? Trong đó, tại khoản 1, 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003, hành vi mua dâm, bán dâm được quy định như sau: - Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. - Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Theo đó, hành vi mua bán dâm là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, mua bán dâm được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như việc trao đổi tình dục - tiền bạc xảy ra phức tạp hơn. Căn cứ Điều 327, 328 Bộ luật Hình sự 2015, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi “Chứa mại dâm và Môi giới mại dâm”. Do đó những người thành lập nhóm Sugar baby - Sugar daddy trên các trang mạng xã hội với mục đích môi giới mại dâm, hoạt động dưới hình thức “Bố nuôi, Mẹ nuôi, Em nuôi…” nhằm thu lợi bất chính sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Về mặt đạo đức, xã hội: Thể hiện sự lệch lạc về suy nghĩ và lối sống buông thả của các đối tượng là “Bố nuôi”, “Mẹ nuôi”, “Con nuôi”. Điều này cho thấy sự xuống cấp, suy đồi về mặt đạo đức trong xã hội hiện nay. Bộ Công an cho rằng hậu quả hành vi này để lại rất nặng nề: vợ chồng ly hôn gia đình tan nát; học sinh, sinh viên đánh mất nhân cách và đánh mất chính mình, thích hưởng thụ, lười lao động và phá thai ngoài ý muốn dẫn đến tình trạng vô sinh. Ngoài ra, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ việc gây rối trật tự công cộng do đánh ghen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Lưu ý: Việc lợi dụng hình thức Bố nuôi, Mẹ nuôi, Con nuôi để thực hiện hành vi quan hệ tình dục khi họ chưa đủ 13 tuổi có thể được coi là hành vi hiếp dâm; trong trường hợp không có yếu tố mua bán dâm khi họ đủ 13 đến dưới 16 tuổi sẽ bị xem xét xử lý hành vi “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người đủ 13 đến dưới 16 tuổi” được quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015.
Triển khai công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm năm 2023
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 154/TB-VPCP 2023 ngày 26/4/2023 về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống ma túy năm 2023 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia kết luận và yêu cầu các Bộ ngành trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Tăng cường kiểm tra các hoạt động hợp pháp về ma túy - Tăng cường công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, các đối tượng liên quan đến ma túy, đẩy mạnh sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý. Ngoài ra, thực hiện hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy; có giải pháp giữ vững số xã, phường, thị trấn không có ma túy; giảm số xã, phường, thị trấn có ma túy và trọng điểm về ma túy. - Chủ động làm tốt công tác nắm, phân tích, dự báo và đánh giá đúng tình hình tội phạm về ma túy. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch, phương án đấu tranh phòng, chống ma túy, đảm bảo đồng bộ, liên hoàn trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; ngăn chặn ma túy từ sớm, từ xa; bắt giữ cả đường dây, đối tượng cầm đầu. - Tăng cường kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý chặt chẽ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; kịp thời phát hiện, triệt phá diện tích trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống ma túy. Nâng cao hiệu quả phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy từ Trung ương đến địa phương. Định kỳ tổ chức giao ban các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma tuý và các cơ quan thường trực của Uỷ ban Quốc gia. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và tôn vinh các điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống ma túy trong Tháng hành động phòng, chống ma tuý. (2) Ưu tiên xây dựng cho những địa phương chưa có cơ sở cai nghiện ma túy công lập - Rà soát, đánh giá nhu cầu, sự phù hợp với quy hoạch, bảo đảm tính khả thi thực hiện dự án khi có nguồn vốn và lập danh sách các cơ sở cai nghiện cần sửa chữa, nâng cấp, xây mới. Đồng thời, ưu tiên đối với các địa phương chưa có cơ sở cai nghiện ma túy công lập và các địa phương có số lượng người nghiện ma túy nhiều, cơ sở cai nghiện ma túy xuống cấp, quá tải. - Rà soát, đánh giá tổng thể việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ trong việc thực hiện Luật Phòng, chống ma túy 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia trước ngày 15/5/2023. (3) Triển khai phối hợp ngăn chặn sản xuất, buôn bán ma túy - Triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết Luật phòng, chống HIV/AIDS theo Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2023 bảo đảm tiến độ, đồng bộ với Luật Phòng, chống ma túy 2021. - Triển khai hiệu quả Nghị định 109/2021/NĐ-CP quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy. Rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn. Chỉ đạo các Sở Y tế có phương án bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực hệ thống cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy. - Phối hợp với Bộ Công an xác định các loại ma túy, tiền chất mới được sử dụng hợp pháp trong lĩnh vực y tế cần quản lý theo quy định của Luật phòng, chống ma tuý 2021 để phòng ngừa việc lợi dụng sản xuất, buôn bán ma tuý. Xem thêm Thông báo 154/TB-VPCP 2023 ban hành ngày 26/4/2023.
Chế độ báo cáo, chế độ họp của UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm
Ngày 12/4/2023 ủy ban Quốc gia vừa ban hành Quyết định 20/QĐ-UBQG năm 2023 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm. Theo đó, chế độ báo cáo, chế độ họp của UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm từ ngày 12/4/2023 thực hiện như sau: (1) Chế độ thông tin, báo cáo của UBQG UBQG thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (sơ kết 6 tháng, tổng kết năm) và báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất. - Cơ quan Thường trực theo từng lĩnh vực hướng dẫn cụ thể thời gian, hình thức, nội dung báo cáo theo từng lĩnh vực của UBQG. - Tổng hợp, xây dựng các báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất của UBQG. Căn cứ báo cáo của các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương, các Phó Chủ tịch UBQG có trách nhiệm chỉ đạo Cơ quan Thường trực giúp việc tổng họp xây dựng báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) theo lĩnh vực phụ trách đê báo cáo Chủ tịch UBQG: - Bộ Công an chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ về lĩnh vực phòng, chống ma túy. - Bộ LĐTBXH chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ về lĩnh vực phòng, chống mại dâm. - Bộ Y tế chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ về lĩnh vực phòng, chống AIDS. Các Thành viên của UBQG và Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm), báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất về phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm gửi các Cơ quan Thường trực UBQG theo từng lĩnh vực. - Qua đó tham mưu cho UBQG và Chủ tịch UBQG. Các Cơ quan Thường trực, giúp việc của UBQG và Cơ quan Thường trực, giúp việc Ban Chỉ đạo các Bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Tăng cường công tác trao đổi thông tin, báo cáo. - Đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo được nhanh chóng, chính xác, kịp thời theo hệ thống tổ chức hoạt động của ủy ban Quốc gia. (2) Chế độ họp của UBQG - UBQG tổ chức họp định kỳ sáu tháng, một năm và họp đột xuất theo quyết định của Chủ tịch UBQG. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch ủy ban Quốc gia triệu tập họp đột xuất đế giải quyết công việc của UBQG. - Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Cơ quan Thường trực theo từng lĩnh vực đề xuất, tổ chức các cuộc họp do Chủ tịch UBQG chủ trì. - Thành viên UBQG có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của UBQG. - Chuẩn bị nội dung họp khi có yêu cầu của Cơ quan Thường trực và theo chỉ đạo của UBQG. - Trường hợp không tham dự được, phải báo cáo xin ý kiến Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch chủ trì phiên họp đồng ý ủy quyền cho cán bộ dự họp thay và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của cán bộ được ủy quyền. - Các phiên họp của UBQG phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm họp trước 03 ngày làm việc và kèm theo các tài liệu liên quan (nếu có). - Tùy theo từng nội dung phiên họp, Bộ trưởng, Phó Chủ tịch UBQG phụ trách các lĩnh vực hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ủy viên UBQG có văn bản thông báo cho các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện. - Bộ trưởng, Phó Chủ tịch UBQG phụ trách lĩnh vực có thể ủy quyền cho Thứ trưởng là thành viên UBQG ký văn bản thông báo cho các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện. Xem thêm Quyết định 20/QĐ-UBQG năm 2023 có hiệu lực ngày 12/4/2023 thay thế Quyết định 01/QĐ-UBQG61 năm 2000.
Ai có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi quản lý nhà nghỉ để xảy ra mại dâm?
Căn cứ Khoản 2 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: "2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể." Hành vi anh nêu là vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội có mức phạt tối đa của khung tiền phạt là 40.000.000 đồng do đó người có thẩm quyền xử phạt ở đây là: - Chủ tịch UBND tỉnh (theo Khoản 3 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) - Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động (theo Khoản 6 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (theo Khoản 6 Điều 70 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) - Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ (theo Khoản 3, 4 Điều 76 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Mua dâm có thể bị ngồi tù không?
Mới đây, lực lượng cảnh sát thành phố Hồ Chí Minh đã triệt phá một đường dây mại dâm với 1.500 thành viên. Cầm đầu đường dây là một “tú bà” mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất. Tú bà này tạo các tài khoản trên mạng xã hội và lập các nhóm kín để tuyển chọn, cung cấp danh sách các cô gái bán dâm theo hình thức “sugar Baby - sugar daddy”, sex tour, trên địa bàn TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác. Trước đó, công an thành phố Hà Nội đã tạm giữ 3 đối tượng môi giới mại dâm trên ứng dụng Telegram. Nhóm “tú ông” này tuyển các cô gái có nhu cầu bán dâm, sau đó gắn mác sinh viên hoặc nhân viên công sở rồi liên hệ với khách mua dâm với giá từ 3 - 10 triệu đồng. Đây chỉ là 2 trong số nhiều đường dây mại dâm bị công an triệt phá trong thời gian gần đây. Theo Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015, các “tú ông”, “tú bà” - những đối tượng môi giới mại dâm sẽ bị phạt tù từ 6 tháng – 3 năm; khung hình phạt nặng nhất đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu – 50 triệu đồng. "Điều 328. Tội môi giới mại dâm 1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; b) Có tổ chức; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Còn các đối tượng có hành vi mua dâm sẽ bị phạt hành chính theo Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt tiền là 1 triệu – 2 triệu đồng với người thực hiện hành vi mua dâm; mua dâm từ 2 người trở lên cùng lúc thì khung hình phạt là 2 triệu – 5 triệu đồng. Ngoài ra, người mua dâm còn có thể bị tịch thu tang vật vi phạm – những phương tiện sử dụng vào việc mua dâm như điện thoại di động, các phương tiện cá nhân khác. "Điều 24. Hành vi mua dâm 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này." Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Công ty luật The light cho biết, người mua dâm vẫn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015 nếu có hành vi mua dâm với người dưới 18 tuổi. Khung hình phạt của tội này là phạt tù từ 1 năm - 5 năm; mức cao nhất là 7 năm – 15 năm với trường hợp phạm tội từ 2 lần trở lên với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi, gây tổn thương cơ thể nạn nhân tỷ lệ 61% trở lên. Ngoài ra người vi phạm còn bị phạt bổ sung từ 10 triệu – 50 triệu đồng. "Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Mua dâm 02 lần trở lên; b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Có “cầu” thì mới có “cung”. Nhìn vào số vụ mua bán dâm bị triệt phá gần đây và số lượng người bán dâm trong các đường dây thì có thể thấy nhu cầu mua dâm cao như thế nào. Chống tệ nạn mại dâm, việc xử lý hình sự kẻ cầm đầu, môi giới là cần thiết. Tuy nhiên, đó dường như chưa phải là cách xử lý tận gốc. Công khai danh tính, hoặc để người thân phải bảo lãnh khi bị phát hiện mua dâm là cách là một số quốc gia đã làm nhằm giảm mức “cầu” về mại dâm trong xã hội. Có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần xem xét lại vấn đề công khai danh tính người mua dâm – điều đã được tranh luận tại diễn đàn Quốc hội 10 năm trước./.
Nghị định 144/2021/NĐ-CP: tăng mức xử phạt với hành vi bán dâm vi phạm về CCCD, hộ khẩu
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó mức xử phạt với một số hành vi được tăng gấp đôi, ví dụ như: 1. Hành vi liên quan đến hoạt động mại dâm: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm (trước đây là 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng) - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm (trước đây là 100.000 đồng đến 300.000 đồng) - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm. (trước đây là 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng) - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm. (trước đây là 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng) - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh. - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý. ... 2. Hành vi liên quan đến đăng ký và quản lý cư trú - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; + Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; + Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; + Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; + Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; + Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật; + Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú; + Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú; + Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú. 3. Hành vi liên quan đến sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; + Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; + Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; + Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; + Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; + Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; + Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả; + Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; + Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; + Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật. Nghị định 144 có hiệu lực từ 01/01/2022 và thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Những lý do nào để hợp pháp hóa mại dâm?
Chào mọi người! Em biết đây là một vấn đề khá quen thuộc rồi, nhưng em vẫn muốn mọi người tranh luận chút về vấn đề này được không ạ? Đó là vấn đề Hợp pháp hóa mại dâm. Chúng ta nên hợp pháp hóa mại dâm, theo em tìm hiểu, có những lí do sau: - Làm thúc đẩy kinh tế, ngân sách và du lịch trong nước. - Bảo đảm quyền con người cho người bán dâm. - Mại dâm giống như một hình thức thương mại tình dục, làm thỏa mãn nhu cầu tình dục của con người, mà nhu cầu tình dục là nhu cầu thiết yếu nên ko thể cấm được. - Nếu đã ko cấm được thì nên đưa vào quản lý Em thấy vẫn hơi mơ hồ với quan điểm này, đặc biệt là lí do thúc đẩy kinh tế, ngân sách và du lịch trong nước ạ. Mn có thể giúp em tìm ra những luận cứ và luận chứng chứng minh quan điểm trên được ko ạ? Và ngoài những lí do trên thì còn lí do nào khác không ạ? Em cảm ơn ạ
Vào nhà nghỉ, không phải ai cũng biết 4 điều này
Vào nhà nghỉ cần biết những gì? Các dịp nghỉ lễ, tết sắp tới, nhu cầu "ghé thăm" nhà nghỉ cũng tăng theo, nhưng ít ai biết được dịch vụ kinh doanh này được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau, trong đó có cả những quy định về xử phạt hành chính, hình sự. Để tránh các rắc rối khi vào nhà nghỉ, hãy nhớ những điều sau đây 1. Chuẩn bị giấy tờ Bạn cần chuẩn bị giấy tờ vì những lý do sau: Thứ nhất, cho dù bạn đi đâu, nếu không mang giấy tờ bên người thì sẽ bị xử phạt hành chính. Khoản 3 Mục III Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) quy định: “Cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân và Công an xã trong khi làm nhiệm vụ được quyền kiểm tra CMND của công dân. Việc kiểm tra có thể tổ chức thành từng đợt, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo Công an các cấp.” Việc kiểm tra giấy tờ có thể diễn ra đột xuất, khi đó nếu bạn không xuất trình được giấy tờ, theo Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức xử phạt cho hành vi “Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;” có thể lên đến 200.000 đồng. Thứ hai, chủ nhà nghỉ sẽ yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ, vì đó là quy định bắt buộc đối với những cơ sở kinh doanh nhà nghỉ. Tại Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm: “Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.” Để tránh phải thông báo cho cơ quan công an, chủ nhà nghỉ sẽ yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ. Trường hợp họ cho bạn vào nghỉ dù không mang giấy tờ sau đó không thông báo cho cơ quan Công an thì người này sẽ bị phạt 1.000.000 đến 2.000.000 đồng (Khoản 2 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) 2. Thông tin về việc lưu trú của bạn sẽ được lưu giữ Việc lưu trú tại nhà nghỉ của khách hàng đều được thông báo đến cơ quan Công an trước 23 giờ mỗi ngày. Trường hợp bạn đến nhà nghỉ sau 23 giờ thì họ phải thông báo trước 8 giờ sáng hôm sau, vì vậy gần như bất kỳ lúc nào cơ quan chức năng cũng có thông tin về việc bạn đang lưu trú. (Khoản 4 Điều 44 Nghị định 96) Thậm chí, Khoản 6 Điều này còn quy định trách nhiệm của chủ nhà nghỉ là: "6. Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng." 3. "Đảm bảo" người đi cùng mình Nhiều trường hợp vào nhà nghỉ với nhu cầu sinh lý cá nhân nhưng khi bị cơ quan điều tra bất ngờ kiểm tra lại bị nghi ngờ là đang thực hiện hành vi mua, bán dâm. Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 giải thích như sau: (1) Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; (2) Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu; (3) Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm” Theo đó, cần chứng minh quan hệ của bạn và người không có yếu tố “trả/nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác” thì không bị coi là mua, bán dâm. Thực tế việc chứng minh này gần như không có căn cứ, người kiểm tra hành chính sẽ hỏi bạn các thông tin về đối phương, bao gồm tên tuổi, thân nhân, các thông tin khác, nếu bạn không nắm rõ thì rất có thể sẽ bị coi là đang mua dâm! Ngoài ra, hãy chắc rằng 2 bạn đủ các mốc tuổi luật định về các tội phạm liên quan đến quan hệ tình dục và sự đồng thuận của người kia để không ai xem là quan hệ tình dục trái với ý muốn! 4. Những hành vi phạm pháp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Nhiều người cho rằng thuê nhà nghỉ để thực hiện hành vi trái pháp luật như đánh bạc, mại dâm, sử dụng ma túy sẽ là cách trốn tránh an toàn nhất, tuy nhiên trong Bộ luật hình sự và các quy định xử phạt hành chính, hành vi chứa chấp người khác thực hiện tội phạm đều sẽ bị xử lý. Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có các Tội như: - Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 322) - Tội chứa mại dâm (Điều 327) - Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256) Người chủ nhà nghỉ có thể bị truy cứu về những tội này khi để cho bạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong nhà nghỉ của mình, chính vì vậy họ có thể tố cáo bạn bất cứ lúc nào. Trên đây là những quy định mình tổng hợp được, mời các bạn đóng góp ý kiến!
Sugar Daddy và Sugar Baby, liệu có phải mại dâm trá hình?
Dạo gần đây, cư dân mạng hay truyền tai nhau về cụm từ Sugar Daddy và Sugar Babby để chỉ các cặp đôi “bố nuôi” và “con nuôi” – “nuôi” theo một cách hiểu rất khác. Trong mối quan hệ này, sugar baby sẽ nhận đươc sự hỗ trợ về vật chất từ sugar daddy còn sugar daddy sẽ được đáp ứng những nhu cầu về tình cảm và nhiều thứ khác nữa từ sugar baby. Trên một vài group kín trên FB, các baby trẻ đẹp tự xưng là sinh viên đăng bài nhan nhản để tìm bố nuôi với những lời lẽ ngọt như đường kèm theo những bức ảnh bỏng mắt. Đa số họ là “người trong ngành” cần người bao bọc, hỗ trợ về vật chất giống như tìm một nguồn khách lâu dài. Nhưng đối tượng này thường không phải là người các SGDD tìm kiếm. Một bộ phận khác của SGBB là những bé sinh viên trẻ, thiếu điều kiện về vật chất hoặc các cô công nhân hoặc nhân viên làm việc ở các quán xá, cửa tiệm bình thường cần tìm SGDD chỉ để trang trải tiền thuê nhà, phí sinh hoạt 3-4 triệu/tháng. Đây mới là các đối tượng mà các SGDD nhắm tới nhiều nhất vì "rau sạch", thật thà và tất nhiên là rẻ nữa. Theo quy định của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì “Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác còn mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”. Điều đáng nói là ai ai nhìn vào cũng biết rằng SGDD và SGBB đến với nhau không phải vì tình cảm mà vì vật chất và ham muốn là chủ yếu. Nhưng trên thực tế, lại khó chứng minh được đây là một hình thức mại dâm, do không phải là kiểu ăn cơm trả tiền ngay. Thành ra “bố đường – con nuôi” lại càng ngày càng biến tướng hơn nữa.
Áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong xử lý tội phạm môi giới mại dâm
Môi giới mại dâm - Ảnh minh họa Ngày nay xã hội phát triển hình thức mại dâm tại các tụ điểm thực cũng theo đó mà lạc hậu. Các tội phạm về mại dâm lợi dụng mạng internet để móc nối giữa người có nhu cầu bán với người có nhu cầu mua. Bản án phúc thẩm 358/2019/HSPT ngày 10/05/2019 về tội môi giới mại dâm của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội là một ví dụ điển hình. Tóm tắt nội dung bản án như sau: Khoảng tháng 12/2017, Lê Ngọc L vào trang web Checkerviet.com là trang web chuyên đăng tải hình ảnh, thông tin của gái bán dâm, lập tài khoản mang tên Maximus đăng ký làm nhà cung cấp trên mạng Checkerviet.com để môi giới cho gái bán dâm đi bán dâm. Khoảng tháng 3/2018, Lâm được Admin chấp nhận làm nhà cung cấp với tài khoản Maximus. Sau đó, Lâm liên lạc với những gái bán dâm bị khóa tài khoản, hỏi họ có muốn đăng bài để phục vụ việc bán dâm không. Nếu đồng ý phải trả tiền công đăng bài và duy trì bài đăng cho Lâm từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)/01 tháng. Việc gái bán dâm đi bán dâm cho những ai, ở đâu Lâm không biết. Ngày 29/08/2018 Công An bắt quả tang gái bán dâm mà Lê Ngọc L dắt mối tại nhà nghỉ Thanh Huyền qua kiểm tra hành chính. Qua điều tra Lê Ngọc L và các bị cáo liên quan đã khai nhận tội. Tổng số tiền Lâm thu lợi bất chính là 19.000.000 đồng. Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo Lê Ngọc L về tội “Môi giới mại dâm” theo quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 328 Bộ luật hình sự là có căn cứ và đúng pháp luật với mức án 36 tháng tù. Tại tòa phúc thẩm Tóa án đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ và quyết định giảm một phần hình phạt cho bị cáo, cho bị báo hưởng mức án nhẹ nhất của khung hình phạt là 27 tháng tù. Trong đó các tình tiết giảm nhẹ được hội đồng xét xử xem xét bao gồm: - Tại cơ quan điều tra, cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm bị cáo khai báo thành khẩn; - Bị cáo tỏ rõ Ăn năn hối cải hành vi phạm tội của mình; - Bị cáo tự thú; - Bị cáo lần đầu bị đưa ra xét xử và nhân thân chưa có tiền án tiền sự là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm r, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự; * Tại cấp phúc thẩm, bị cáo xuất trình cho Hội đồng xét xử biên lai bị cáo nộp toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính bị truy thu, biên lai nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm theo quyết định của bản án sơ thẩm và thể hiện thái độ đã nhận ra lỗi lầm bởi hành vi phạm tội của mình, nghiêm túc chấp hành quyết định của bản án sơ thẩm đã tuyên không có kháng cáo, không bị kháng nghị, đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự, là tình tiết giảm nhẹ mới tại cấp phúc thẩm nên cần ghi nhận có lợi cho bị cáo. Căn cứ các tình tiết trên HĐXX cho rằng bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị cáo Lê Ngọc L; Sửa bản án hình sự sơ thẩm về phần hình sự; Giảm hình phạt cho bị cáo. Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội Môi giới mại dâm như sau: Điều 328. Tội môi giới mại dâm 1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; b) Có tổ chức; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Sự khác biệt giữa “tình một đêm” và “mại dâm”
Sự khác biệt giữa môi "tình một đêm và mại dâm - hình minh họa Các bạn có biết cụm từ viết tắt “ONS” nghĩa là gì không? Đây là một cụm từ rất phổ biến ở nước ngoài ngoài, hiện nay cũng khá phổ biến ở giới trẻ Việt Nam. ONS là viết tắt của từ One Night Stand, khi dịch sang tiếng Việt hiểu là tình một đêm, là những mối quan hệ một đêm. Như vậy, khi đi nhà nghỉ dưới hình thức ONS thì có gì khác với mua bán mại dâm và làm sao chứng minh không mua bán dâm với công an khi không biết thông tin gì người bạn của bạn? 1. Sự khác nhau giữ “Tình một đêm” và “mua bán dâm” Mại dâm là gì? Tại Điều 3 Pháp lệnh của UBTVQH số 10/2003/PL-UBTVQH11 quy định - Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm - Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu - Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Tình một đêm là gì? Trong quy định pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào định nghĩa thế nào là tình một đêm. Theo wikipedia định nghĩa : Tình một đêm hay cuộc tình một đêm là thuật ngữ dùng để chỉ về một cuộc tình (quan hệ tình dục) diễn ra trong một lần duy nhất, trong đó người tham gia không có bất cứ ý định hay kỳ vọng nào về mối quan hệ này, nó có thể được xem như một cuộc gặp gỡ một lần tình dục mà người không có bất kỳ mong muốn cho bất cứ điều gì khác. Hay có thể nói tình một đêm là gặp nhau, ở bên nhau một đêm rồi chia tay. Sự khác biệt Theo định nghĩa trên thì ta có thể rút ra được: mặc dù là hành vi quan hệ tình dục với người lạ, và thường chỉ diễn ra trong một đêm, nhưng bản chất của hai hành vi trên là khác nhau. Bởi vì, hành vi mua bán dân được thực hiện vì có sự trao đổi vật chất. Còn Tình một đêm thì không. - Bên cạnh đó, hanh vi mua bán dâm là hành vi bị cấm trong pháp luật Việt Nam. Nếu thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Còn đối với tình một đêm” là hành vi không vi phạm pháp luật. Ngoài ra, nếu mua dâm đối với người 18 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm với Tội mua dâm người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 329 Bộ Luật hình sự 2015 2. Cách để chứng minh không mua bán dâm khi đi nhà nghỉ với “tình một đêm” Khi đi nhà nghỉ với ‘’tình một đêm” sẽ xảy ra trường hợp, hai bên đều không biết gì về nhau ngoài tên. Vậy khi công an kiếm tra làm thế nào để chứng minh không mua bán dâm ? Có 2 cách để chứng minh không mua bán dâm trong trường hợp này: Cách 1: chứng minh thông qua không có sự trao đổi vật chất về tiền. Trong thực tế chứng minh không có sự trao đổi vật chất rất là khó. Chứng minh có trao đổi thì dễ chứ chứng minh không thì ít có căn cứ. Cách 2: Chứng minh là bạn bè, hay người bạn mới quen chứ không phải người mua bán dâm Bạn cần mang đủ giấy tờ tùy thân. Khác với việc đi nhà nghỉ cùng người yêu, có thể xảy ra trường hợp hai bên không biết bất cứ thông tin gì hay chỉ biết một số thông tin cơ bản. Thì bạn phải chứng minh không mua bán dâm thông qua thời gian, hoàn cảnh, tình huống hay có ai có thể làm chứng giúp bạn về hoàn cảnh gặp gỡ của hai người?
12 năm đèn sách, học sinh ai xũng hy vọng sẽ kiếm được một mái trường mới sẽ mang lại tương lai cho bản thân, mang lại hạnh phúc cho gia đình, và mái trường đó không đâu khác chính là mái trường đại học. Ước mơ, mong muốn là thế nhưng đâu phải vào được giảng đường đại học là xong đâu, còn biết bao việc phải lo như cơm áo gạo tiền ... (Đối với những bạn sinh viên nghèo khó), mặt khác một số sinh viên khi bước vào giảng đường đại học thì ăn chơi đua đòi. Vấn đề tôi đề cập ở đây là tài chính, một số ít những bạn sinh viên vì khó khăn, vì thỏa mãn nhu cầu ăn chơi nên đã bước vào con đường mại dâm. Hiện nay tình trạng sinh viên tham gia vào các đường dây mại dâm diễn ra cũng khá nhiều và đáng báo động chẳng hạn vụ Nữ sinh ĐH môi giới mại dâm cho các đại gia ở Hà Nội ... Đây chỉ là một vấn đề điển hình, còn không ít những trường hợp khác nhưng chưa bị phanh phui. Vậy hình thức xử lý những trường hợp này như thế nào? Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Bộ luật hình sự 2015. - Hành vi mua dâm: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. - Hành vi bán dâm: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm. - Hành vi môi giới mại dâm: + Hành chính: Có thể phạt tiền đến 30.000.000 đồng. + Hình sự: Có thể phạt tù 06 tháng đến 15 năm tù. Đừng vì một chút khó khăn hay những lợi dụ dỗ hay là chiều chuộng thói ăn chơi mà lao vào con đường mại dâm, đừng để sau này phải hối hận về việc mình đã làm, hãy nghĩ đến bản thân, gia đình và xã hội.
Kiến thức pháp luật cần biết để có "tình một đêm" an toàn
“Cơ quan Công an là trò trẻ con à?” Đây là một câu nói mình trích nguyên văn trong một clip đang được phát tán trên mạng với tốc độ chóng mặt, nội dung về một vụ việc một cặp đôi nam nữ “được cho là có hành vi mua bán dâm” bị bắt quả tang. Sau khi hỏi thông tin về việc cặp đôi nam nữ này có quan hệ với nhau như thế nào, câu trả lời nhận được là “bọn em mới biết nhau ngoài kia, thấy thích nhau thế là lên đây”. Trong thực tế, việc hai người mới biết nhau, thích nhau và muốn quan hệ tình dục với nhau là điều mà pháp luật không hề cấm. Tuy nhiên, cũng trong thực tế áp dụng pháp luật ở Việt Nam, nếu có sự việc tương tự xảy ra mà “xui xẻo” gặp các đợt kiểm tra hành chính đột xuất của các lực lượng chức năng thì đúng là “tai bay vạ gió”. Bởi, bằng các biện pháp nghiệp vụ điều tra, hỏi cung, nếu hai người nam nữ không biết thông tin về nhau thì rất có thể sẽ phải gặp rắc rối không đáng có. Việc chứng minh hành vi mua bán dâm là nghĩa vụ của cơ quan công an, theo đó căn cứ vào quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cũng như Khoản 1 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 thì công an phải chứng minh được giữa hai người phải có quan hệ tình dục, có sự đổi chác về mặt vật chất chứ không phải cứ hai người không biết nhau mà quan hệ tình dục là bị cấm và hành vi sẽ bị phạt. Tuy nhiên, để thật sự tránh khỏi những rắc rối không đáng có, những ai đã, đang và sẽ có ý định trải qua những “419” (for one night) hay “fwb” (friend with benefit) cần phải biết một số điều cơ bản sau đây: 1. “419” “fwb” không hề bị cấm Cho nên các bạn không phải quá lo lắng vì điều này. Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có một quy định pháp luật nào cấm việc 02 người xa lạ, không có tình cảm yêu đương có quan hệ tình dục với nhau. 2. Cần phải trang bị một số “hiểu biết” nhất định khi trải qua “419” “fwb” Thông thường, những mối tình một đêm, hay nhiều đêm, người ta đến với nhau với mục đích chỉ là tình dục, chính vì vậy không nhiều người biết thông tin về nhau hoặc có thể họ không cần biết thông tin về nhau để tránh rắc rối cho cuộc sống sau này, nhưng thực tế các bạn cần phải biết những thông tin về nhân thân cơ bản nhất như: - Đối tác tên gì? - Đối tác bao nhiêu tuổi? - Hai người biết nhau trong hoàn cảnh nào? Và đặc biệt là những hiểu biết về nhau như trên phải là những hiểu biết thật, hai bên phải thật sự trả lời trung khớp và chính xác với nhau. Nếu như chính xác và trùng khớp thì các bạn sẽ bớt đi rất nhiều rắc rối sau này bởi cơ quan công an không có lý do gì để tiếp tục điều tra, xét hỏi bạn và nhanh chóng trả các bạn lại về “trạng thái ban đầu”. 3. Mọi công dân đều được bảo vệ danh dự và nhân phẩm Quay lại với nội dung đề cập ban đầu, trong nội dung clip được phát tán trên mạng. Những người quay video (tự nhận mình là công an), không cho cặp đôi nam nữ trong phòng mặc quần áo, không cho họ lấy chăn che người mà buộc phải để cho họ quay clip, chụp ảnh để lập biên bản vi phạm hành chính. Có nhiều hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc xử phạt hành chính trong trường hợp kể trên. - Công an chưa chứng minh được (không thể chứng minh được) cặp đôi nam nữ kể trên có hành vi mua bán dâm. Bởi khi công an vào phòng thì người nam đang ngồi trên giường, người nữ đang trong phòng tắm. Không hề ghi nhận được hành vi quan hệ tình dục, mà khi đã không có hành vi quan hệ tình dục thì không thể xử phạt cặp đôi nam nữ kia về hành vi mua bán dâm. (chưa kể, về bản chất thì cặp đôi nam nữ kia chưa chắc đã là mua bán dâm). => Bài học rút ra: Các bạn nếu rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đên, các bạn có quyền yêu cầu công an dừng ngày hành vi quay phim, chụp ảnh các bạn, trừ khi họ chứng minh được các bạn vi phạm pháp luật thì mới có quyền ghi nhận hình ảnh để lập biên bản vi phạm. - Danh dự và nhân phẩm của mọi công dân được bảo vệ, xét về tâm lý chung, việc buộc phải khỏa thân trước nhiều người là một điều khó có thể chấp nhận được. Việc cảm thấy danh dự, nhân phẩm bị xúc phạm, chà đạp là điều dễ thấy nếu rơi vào trường hợp này. => Bài học rút ra: Các bạn lúc này, có quyền viết đơn tố cáo hành vi này đến các cơ quan có thẩm quyền (Ví dụ như đơn vị công tác của những người kể trên, cơ quan công an sở tại…) về hành vi “làm nhục người khác”. Tùy vào mức độ vi phạm vì đối tượng vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là trách nhiệm hình sự về tội “làm nhục người khác”. Trên là những chia sẻ của mình, mong rằng sẽ giúp các bạn bảo vệ được chính mình, hay chí ít là đòi lại quyền lợi của chính mình khi bị “mất mát”. Chúc các bạn có những “419” “fwb” một cách lànnh mạnh, an toàn, không vi phạm pháp luật.
Hành hạ tàn nhẫn người lệ thuộc mình trong trạng thái mất khả năng nhận thức
Quá trình tìm hiểu sự việc, ngày 21.7, PV Lao Động đã đi tìm các nhân chứng và đến tận nơi chị Y Nhiêu làm thuê. Đây là dãy nhà nhiều phòng ghép lại, không có số nhà, ở hẻm 475 Lý Thái Tổ (phường Thống Nhất, TP.Pleiku, Gia Lai). Nhà không mang dáng dấp của cái gọi là quán cà phê mà theo những người hàng xóm đây là "ổ mại dâm". "Ở đây là nơi tổ chức mại dâm, có bảo kê. Tổ dân phố đã báo cáo lên phường, phường cũng có báo cáo lên cấp trên về tình hình mất trật tự khu vực này", một người dân nói. Phụ việc ở đây, Y Nhiêu bị người chủ tra tấn, đánh đập bằng cách dùng kìm bẻ răng, lấy dao lam rạch mặt, dùng khò lửa khò vào da, ủi bàn là nóng lên người... Dã man hơn, thấy Y Nhiêu biểu hiện của người sắp chết, bà chủ cho người vứt vào ống cống bên vệ đường, sát suối Ia Linh (phường Thống Nhất, TP.Pleiku) để chờ chết. Bà Đoàn Thị Tuyết (72 tuổi, tổ 6, phường Thống Nhất) kể lại: Tôi đi thể dục thì gặp một người phụ nữ đi phóng sinh cá tại suối Ia Linh, nói rằng thấy một người nằm thoi thóp trong ống cống trên mặt đường. "Tôi đến xem thì thấy một người phụ nữ nằm trong cống, trên người quấn chiếc khăn mỏng. Tôi có hỏi vì sao nằm đây, người phụ nữ nói là cháu ở huyện Đắk Glei (Kon Tum), bị người ta đánh rồi vứt ra đây. Họ đánh liệt chân, gãy tay không đi lại được", bà Tuyết kể. Y Nhiêu bị vứt trong cống từ ngày hôm trước, đến chiều tối hôm sau mới được phát hiện, không được ăn uống gì. Vụ việc được báo cáo lên CA phường Thống Nhất, sau đó cùng CA TP.Pleiku đưa nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai chữa trị. Chiều 21.7, Đại diện CA TP.Pleiku cho biết, người chủ tên là Nguyễn Thị Hà (SN 1979, tên thường gọi là Nga; hộ khẩu ở thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, Gia Lai), tạm trú tại tổ 3, phường Thống Nhất (TP.Pleiku, Gia Lai). Công an đã tiếp nhận thông tin tố giác của chị Y Nhiêu (SN 1995, trú thôn Pêng Siêl, xã Đak Pét, huyện Đak Glei tỉnh Kon Tum) về việc bị bà Hà đánh đập dã man do nghi ngờ "lấy trộm tiền và vàng". CA mời bà Hà lên làm việc, đưa đi test ma túy thì phát hiện người chủ này sử dụng ma túy đá. Tiếp đó, Công an TP.Pleiku đưa bà Hà vào Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai để cách ly. Đối với Y Nhiêu, chị được đưa vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai xét nghiệm thương tích để làm căn cứ xử lý đối với bà Hà. Bà Hà thừa nhận dùng dao chặt vào ngón tay, đánh đập chị Y Nhiêu. "Công an TP.Pleiku vẫn đang trong quá trình điều tra, đã lấy giấy chứng nhận thương tích để có hướng xử lý tiếp theo", đại diện CA TP.Pleiku nói. CA Gia Lai cũng đã đưa chị Y Nhiêu về với gia đình ở huyện Đắk Glei (Kon Tum) tiếp tục điều trị, chăm sóc. Nguồn: Soha.vn Cụ thể, như trong trường hợp sử dụng ma túy bị “phê ma túy” phạm tội, hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa có quy định cụ thể, riêng biệt đối với người phạm tội trong trạng thái bị “phê ma túy”. Tuy nhiên, tại Điều 13, Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định chung về vấn đề này. Cụ thể: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Trường hợp người “phê ma túy” phạm tội, cũng tương tự người phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích mạnh phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra. Về tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự, do BLHS không quy định nên người phạm tội do “phê ma túy” phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện theo tội danh và hình phạt mà BLHS đã quy định. Trong trường hợp trên bà Nga vi phạm những quy định nào? Tội hành hạ người khác,tàng trũ trái phép chất ma túy, mua trái phép chất ma túy, tổ chức hoạt động mua dâm, bán dâm…
Những tranh cãi về có hay không nên công nhận mại dâm là một nghề tại Việt Nam vẫn đang là vấn đề hiện tại dừng lại ở mức độ quan điểm. Tôi sẽ không phân tích lại những khái niệm cũng như những vấn đề thuộc về bản chất của mại dâm, vì nó đã xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng. Dưới góc độ pháp luật, tôi sẽ phân tích quan điểm tại sao không nên chấp nhận mại dâm là một nghề. - Quyền về lao động: Chưa có cơ chế quản lý cụ thể. Nếu công nhận mại dâm là một nghề thì những chế độ về bảo hiểm, đóng thuế,… và lúc này các khoản thu nhập mà họ tự tạo ra có gọi là tiền lương sẽ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Không thể đưa giá trị nhân phẩm để tiến hành chiết khấu, thu chi, bổ sung Ngân sách Nhà nước. - Quyền hoạt động chuyên nghiệp: Một điều có vẻ hơi phi lý, nhưng việc hoạt động nghề nghiệp lẽ tất nhiên sẽ được hướng dẫn, có cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện các phương thức kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ,…để đủ điều kiện hoạt động. Với tình hình hiện tại, quá phi lý cho việc phát triển tính chuyên nghiệp cho một nghề mà có khả năng ảnh hưởng đến giống nòi, sức khỏe như vậy. - Pháp luật Hình sự: Thực tiễn, pháp luật Hình sự kiểm soát hành vi ngoại tình khi các bên vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu công nhận mại dâm có phải là đang góp phần can thiệp vào các mối quan hệ xã hội về cuộc sống gia đình. Vì người có nhu cầu về tình dục không nằm ngoài chủ thể đã có gia đình. Pháp luật có đang cổ xúy cho tội phạm gia tăng? - Nới lõng cơ chế, quan liêu chi phối: Các cơ quan, đơn vị tiến hành các hoạt động đảm bảo cho mại dâm được phép hành nghề sẽ phát sinh những bất cập hơn trong việc góp phần làm tăng tình trạng quan liêu trong quá trình thực hiện công việc đối với những người hành nghề, khó tránh khỏi những lỗ hỏng từ chính những người điều chỉnh về mại dâm - Hiến pháp: Với mục đích bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con người, mại dâm tồn tại như một điều đi ngược lại với Hiến pháp về “Nhân quyền” bởi mục đích mang lại không ai công nhận trong khi phải đánh đổi giá trị bản thân và người khác như một hình thức bóc lột, mặc dù số nhiều mang tinh thần tự nguyện nhưng sử dụng tình dục để đổi lấy những đồng tiền thì không thể chấp nhận được - Thương mại: Việc hình thành các hình thức tổ chức hành nghề với mức độ tập trung, thực hiện chức năng trung gian, phân phối và dần dần trở thành công cụ kiếm tiền, con người sẽ hoạt động như một món hàng, đòi hỏi phải có sự lựa chọn mang tính điều kiện của thế giới cầu. Vì vậy, mong muốn kiểm soát lại vô tình là điều kiện để phát triển tội phạm về tình dục với các hành vi bạc lực, cưỡng ép kể cả hiếp dâm,… Xét về tình, những người hoạt động mại dâm họ hoàn toàn có thể làm chủ và kiểm soát được hành vi. Lựa chọn nghề là quyền của cá nhân, không ai có quyền can thiệp. Bản thân họ chưa cho xã hội thấy được những mặt tích cực của mại dâm nên việc để cộng đồng thôi dè bỉu là chuyện không khả thi. Bản thân tôi, không kỳ thị nhưng để chấp nhận mại dâm là một nghề là điều không thể.
Vẫn băn khoăn, nên hay không nên hợp pháp hóa mại dâm
Trước đây, những ý kiến về xây dựng các chính sách pháp luật về hoạt động mại dâm được đề xuất và nhận nhiều ý kiến trái chiều. Ngày 28/3/2018 vừa qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức buổi hội thảo về "Quan điểm định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm". Mại dâm từ xưa được coi là một tệ nạn xã hội tại Việt Nam. Cho đến nay, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống pháp luật về phòng chống mại dâm đã bộc lộ những bất cập không còn phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới, do đó việc xây dựng Luật về phòng, chống mại dâm là rất cần thiết. Theo ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH), xu hướng trên thế giới, quyền công dân, quyền con người ngày càng được nâng cao. Hầu hết mại dâm bị cấm ở nhiều quốc gia, nhưng một số chính phủ các nước lại cho rằng nên “hợp pháp hóa” mại dâm để dễ kiểm soát. TS Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng: xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu đổi mới thì quan điểm xây dựng Luật về phòng, chống mại dâm cần hướng dần đến công nhận mại dâm là một nghề. Nhà nước nên thừa nhận mại dâm và tổ chức quản lý hoạt động mại dâm trong các khu vực riêng biệt giống như một số quốc gia khác. Tuy nhiên đây là vấn đề cần có đánh giá, nghiên cứu một cách nghiêm túc, thấu đáo. Bởi lẽ, tệ nạn mại dâm là một vấn đề xã hội, để giải quyết cần phải có những biện pháp mang tính xã hội, phù hợp trong một thời điểm nhất định. Mặt khác giải quyết vấn đề này cần xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều yếu tố như truyền thống văn hóa Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy các nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, mại dâm đóng góp từ 2-14% GDP, và tạo công ăn, việc làm cho hàng triệu lao động khác. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Lập: ở nước ta hiên nay nếu công nhận mại dâm là một nghề nghề thì rất khó, vì đã là nghề thì phải tuân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, phải có giáo trình, chứng chỉ, thang bảng lương... theo quy định. Mặc dù Nhà nước luôn nổ lực phòng chống tệ nạn mai dâm, nhưng thực tế, nó vẫn diễn ra một cách tràn lan và không thể kiểm soát. Vì thế, cần có một cơ chế pháp luật khác để có thể kiểm soát hoạt động này để bảo vệ trật tự xã hội và văn hóa Việt Nam. Từ đó những quan điểm về có nên hợp pháp hóa mại dâm hay không liên tục được đưa ra và gây nhiều tranh cãi. Điều này là cấp thiết, Nhà nước cần nhất quán quan điểm về hoạt động mại dâm (Cấm hay ko cấm, hợp pháp hóa hay không hợp pháp hóa). Tuy nhiên, việc hợp pháp hóa hoạt động mại dâm cần phải cân nhắc đến thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống cùng với tình hình phát triển thực tế của Việt Nam. Dưới góc độ một người tìm hiểu về pháp luật, hãy cho chúng tôi biết quan điểm của bạn. “Có nên hợp pháp hóa hoạt động mại dâm?”