Theo đó, danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam được chia thành 02 nhóm như sau:
Nhóm I: Những sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì số lượng sinh vật phải kiểm dịch tăng từ 107 lên 112 sinh vật, trong đó:
- A. Côn trùng: 62 sinh vật, trong đó bổ sung 02 sinh vật:
+ Ruồi đục quả Ca- ri- bê – Tên khoa học: Anastrepha suspensa (Loew)
+ Mọt da glabrum – Tên khoa học: Trogoderma glabrum (Herbst)
- B. Nhện: 03 sinh vật
- C. Nấm: 18 sinh vật, trong đó bổ sung 03 sinh vật:
+ Bệnh thối hành – Tên khoa học: Ciborinia allii (Sawada) Kohn
+ Bệnh thối rễ đậu tương – Tên khoa học: Phytophthora sojae Kaufmann et Gerdemann
+ Bệnh đốm lá cúc – Tên khoa học: Stagonosporopsis chrysanthemi (F. Stevens) P.W. Crous, N. Vaghefi & P.W.J. Taylor
Và bỏ Bệnh than đen lúa mì – Tên khoa học: Tilletia indica Mitra ra khỏi nhóm Nấm.
- D. Vi khuẩn: 04 sinh vật
- E. Virus, Viroid: 05 sinh vật, trong đó bổ sung 01 sinh vật:
+ Bệnh virus nhăn nâu quả cà chua – Tên khoa học: Tomato brown rugose fruit virus
- G. Tuyến trùng: 14 sinh vật, trong đó bổ sung 01 sinh vật:
+ Tuyến trùng hoại tử rễ chuối – Tên khoa học: Pratylenchus goodeyi Sher &Allen.
- H. Cỏ dại: 06 sinh vật, trong đó bỏ 01 sinh vật:
+ Cây kế đồng – Tên khoa học: Cirsium arvense (L.) Scop.
Nhóm II: Những sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, phân bố hẹp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì số lượng sinh vật phải kiểm dịch giảm từ 7 xuống còn 5 sinh vật:
A. Côn trùng: 01 sinh vật
B. Tuyến trùng: 01 sinh vật
D. Cỏ dại: 03 sinh vật, trong đó bỏ 01 sinh vật:
+ Tơ hồng Trung Quốc – Tên khoa học: Cuscuta chinensis Lam.
Ngoài ra, cũng bỏ nhóm Virus (Bệnh virus sọc lá lạc – Tên khoa học: Peanut stripe virus) ra khỏi Nhóm II so với Thông tư 35/2014/TT-BNNPTNT .
Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 29/9/2023 và thay thế Thông tư 35/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014.