Cụ thể, hợp tác xã được phân loại siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn theo tiêu chí số lượng thành viên chính thức và một trong hai tiêu chí là:
- Doanh thu;
- Tổng số vốn.
Đối với hợp tác xã siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn thì được xác định theo lĩnh vực hoạt động.
Đơn cử như chính sách đất đai:
- Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chính quyền địa phương ưu tiên bố trí quỹ đất cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê; ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa được hỗ trợ thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê đất, đất có mặt nước của Nhà nước để sản xuất, kinh doanh thì được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước; trường hợp thuê, thuê lại đất, đất có mặt nước của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sản xuất, kinh doanh thì được Nhà nước hỗ trợ tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sử dụng đất ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ngoài ra, còn có nhiều chính sách của nhà nước để phát triển hợp tác xã như:
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn;
- Chính sách thuế, phí và lệ phí;
- Chính sách tiếp cận vốn, bảo hiểm;
- Chính sách ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
- Chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường;
- Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị;
- Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro;...
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Luật Hợp tác xã 2012.