Theo đó Quy chuẩn kỹ thuật địa phương là quy chuẩn kỹ thuật do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật để:
- Áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương;
- Yêu cầu cụ thể về kiểm soát an toàn, môi trường cho phù hợp với đặc điểm địa lý, khí hậu, thủy văn và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương viết tắt là: QCĐP.
(Hiện hành quy định Quy chuẩn kỹ thuật địa phương là quy chuẩn kỹ thuật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành…)
Tùy theo mức độ phức tạp của đối tượng quản lý, nội dung quy định kỹ thuật, kết cấu của quy chuẩn kỹ thuật cơ bản được bố cục như sau:
- Phần, chương, mục, điều, điểm, đoạn, phụ lục; hoặc
- Phần, điều, điểm, đoạn; hoặc
- Điều, điểm, đoạn.
Phần, chương, mục, điều, phụ lục trong quy chuẩn kỹ thuật phải có tiêu đề; tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, điều, phụ lục.
Bố cục và đánh số thứ tự trong quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BKHCN .
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư 10/2023/TT-BKHCN .
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 10/2023/TT-BKHCN .
Trong quá trình thực hiện có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết.
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 10/2023/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 18/7/2023.