Theo đó, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách về tài chính và tín dụng để phát triển thủy sản, trong đó:
- Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên; người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biến.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi thuế, phí đối với các hoạt động trong các lĩnh vực của ngành thủy sản nhằm tạo điều kiện phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia.
- Tín dụng đầu tư phát triển: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Ngân sách nhà nước ưu tiên thực hiện đầu tư, hỗ trợ:
+ Phát triển cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ;
+ Giảm cường lực khai thác thủy sản để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác;…
+ Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản;…
Quyết định 339/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký ban hành.