4. Nhà nước chủ động phục hồi danh dự cho người bị án oan
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 68/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước ban hành ngày 15/5/2018.
Theo đó, việc chủ động phục hồi danh dự của Nhà nước được tiến hành như sau:
- Cơ quan quản lý trực tiếp người thi hành công vụ gây thiệt hại gửi thông báo văn bản tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người bị thiệt hại có ý kiến trả lời bằng văn bản và gửi cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Nếu người bị thiệt hại trả lời bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại lập biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị thiệt hại.
- Nếu người bị thiệt hại không trả lời thì việc phục hồi danh sự sẽ được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.
5. Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ
Ngày 15/5/2018,Chính phủ ban hành Nghị định 71/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
Theo đó, người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận (GCN) huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ.
Trong trường hợp đã được cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp thì trong thời hạn GCN này còn hiệu lực, không phải thực hiện huấn luyện và cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ.
6. Doanh nghiệp ngoài nhà nước được tham gia nghiên cứu, chế tạo vũ khí
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 79/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Theo đó, ngoài doanh nghiệp thuộc BQP, BCA thì những doanh nghiệp khác được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí theo đơn đặt hàng của BQP, BCA và phải đáp ứng các điều kiện:
- Là tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm các điều kiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này.
7. Quy định về miễn, giảm giá vé tàu áp dụng từ ngày 01/7/2018
Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt 2017 được ban hành ngày 12/5/2018.
Theo đó, việc miễn, giảm giá vé áp dụng đối với các đối tượng chính sách xã hội cụ thể như sau:
- Đối với người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, bà mẹ VNAH: giảm 90% giá vé.
- Đối với các đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất độc hóa học: giảm 30% giá vé.
- Đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng; người cao tuổi thực hiện theo quy định của pháp luật về người khuyết tật và người cao tuổi.
- Việc miễn, giảm giá vé cho trẻ em theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt (Trước đây quy định trẻ em dưới 6 tuổi được miễn vé tàu).
8. Quy định mới về chế độ, chính sách của lực lượng bảo vệ tàu
Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định chế độ chính sách của lực lượng bảo vệ tàu được quy định như sau:
- Được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ và chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực công tác đang đảm nhận.
- Được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và các loại trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu theo quy định tại Nghị định này để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét và có thể được công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sỹ.
Còn tiếp…
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY