Ngày 10/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.
Theo đó, các đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc được phân thành 05 nhóm như sau:
- Nhóm 1 gồm các loại phương tiện sau: xe dưới 12 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng;
- Nhóm 2 gồm các loại phương tiện sau: xe từ 12 chỗ đến 30 chỗ; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;
- Nhóm 3 gồm các loại phương tiện sau: xe từ 31 chỗ trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
- Nhóm 4 gồm các loại phương tiện sau: xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container dưới 40 feet;
- Nhóm 5 gồm các loại phương tiện sau: xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container từ 40 feet trở lên.
Trong đó, người nộp phí là tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc nêu trên phải thanh toán phí sử dụng đường bộ cao tốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 130/2024/NĐ-CP .
Xem thêm tại Nghị định 130/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/10/2024.
Đây là nội dung được đề cập tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ ban hành.
Cụ thể, Chương trình giáo dục của nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau:
(i) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận hoặc kiểm định chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước sở tại; được giảng dạy trực tiếp ít nhất 05 năm ở nước sở tại tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hoạt động; được cơ sở, tổ chức giáo dục nước ngoài sở hữu chương trình giáo dục chấp thuận cho phép sử dụng tại Việt Nam;
(ii) Không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
(iii) Bảo đảm liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo và tính liên thông khi học sinh chuyển sang học tập tại cơ sở giáo dục công lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(iv) Chương trình giáo dục của nước ngoài giảng dạy cho học sinh người Việt Nam phải bảo đảm mục tiêu giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam và đáp ứng quy định tại (i), (ii) và (iii).
Xem chi tiết tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 71/2024/TT-BTC ngày 07/10/2024 hướng dẫn Chế độ kế toán Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trong đó nội dung hướng dẫn về tài khoản kế toán.
Theo đó, tại Thông tư 71/2024/TT-BTC , các nội dung quy định về tài khoản kế toán của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã từ 07/10/2024 được quy định như sau:
- Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
- Hợp tác xã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 71/2024/TT-BTC để phục vụ việc ghi sổ kế toán.
Tài khoản kế toán áp dụng cho hợp tác xã bao gồm loại tài khoản trong bảng (bao gồm các tài khoản từ loại 1 đến loại 6 và tài khoản loại 9) và loại tài khoản ngoài bảng (tài khoản loại 0).
Đối với các tài khoản trong bảng thì được hạch toán kép (nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán vào bên Nợ của ít nhất một tài khoản và hạch toán vào bên Có của ít nhất một tài khoản khác).
Đối với các tài khoản ngoài bảng thì được hạch toán đơn (nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ hạch toán vào bên Nợ hoặc bên Có của một tài khoản, không hạch toán đối ứng với tài khoản khác).
- Hợp tác xã được bổ sung các tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục I) ban hành kèm theo Thông tư 71/2024/TT-BTC để hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của hợp tác xã.
- Trường hợp cần bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục I) ban hành kèm theo Thông tư 71/2024/TT-BTC thì hợp tác xã phải thực hiện theo quy định của Luật Kế toán 2015 để đảm bảo thống nhất trong sử dụng tài khoản và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp thông tin báo cáo tài chính.
- Danh mục hệ thống tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán nêu tại Phụ lục I “Danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán” ban hành kèm theo Thông tư 71/2024/TT-BTC .
Xem thêm tại Thông tư 71/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 07/10/2024.
Ngày 18/10/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh.
Cụ thể, Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ quỹ bảo hiểm y tế, bao gồm:
- Trường hợp thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi thanh toán.
- Điều kiện thanh toán.
- Mức thanh toán.
- Hồ sơ, thủ tục thanh toán.
Các trường hợp thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi thanh toán trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh gồm:
- Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm ban hành kèm theo Thông tư 26/2019/TT-BYT quy định về Danh mục thuốc hiếm.
- Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị y tế chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị y tế thuộc danh mục thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được mua, bán như các hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị định 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2021/NĐ-CP.
Xem chi tiết tại Thông tư 22/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.