5. Bổ sung quy định mới về thuế tiêu thụ đặc biệt
Từ ngày 20/3/2019, Nghị định 14/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) chính thức có hiệu lực thi hành.
Theo đó, bổ sung thêm đối tượng không chịu thuế TTĐB bao gồm:
- Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch;
- Tàu bay sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng.
Nghị định 14 cũng hướng dẫn rõ về thủ tục, hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất và hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
6. Hướng dẫn một số tình tiết định khung hình phạt tội mua bán người
Đây là nội dung được nêu tại Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của BLHS.
Theo đó, một số tình tiết định khung hình phạt tội mua bán người được hướng dẫn như sau:
- Có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ và phân công, sắp đặt vai trò của những người cùng thực hiện tội phạm.
- Vì động cơ đê hèn là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để trả thù; để trốn tránh trách nhiệm của bản thân; phạm tội đối với người mà mình mang ơn,…
- Phạm tội 02 lần trở lên là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội mua bán người từ 02 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS.
- Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp người phạm tội mua bán người, sau đó đã lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân.
Xem nội dung chi tiết tại Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 15/3/2019.
7. Sửa đổi điều kiện kinh doanh thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị định 16/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/3/2019) sửa đổi các quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đơn cử:
- Giảm điều kiện về thời gian hoạt động có lãi từ “5 năm” còn “3 năm” đối với điều kiện để được cấp GCN đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và hoạt động ủy thác, nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh đối với các hoạt động của công ty tài chính như bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, cho thuê tài chính, …;
8. Hướng dẫn về hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận khuyết tật
Nội dung đáng chú ý này được hướng dẫn tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH về xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận khuyết tật bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định;
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, và giấy tờ liên quan khác;
- Bản sao kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động với trường hợp đã có kết luận của Hội đồng trước ngày 01/6/2012 hoặc giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Thông tư 01 cũng quy định cụ thể kinh phí thực hiện, nội dung và mức chi cho công tác xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận.
Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/3/2019.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY