8. Quy định về lập báo cáo tài chính năm 2015Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc lập báo cáo tài chính 2015 ngày 18/05/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư
75/2015/TT-BTC sửa đổi Điều 128 Thông tư
200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Theo đó, quy định việc lập báo cáo tài chính trong năm 2015 như sau:
- Báo cáo tài chính giữa niên độ
Doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính bán niên) được lựa chọn lập báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2015 theo quy định tại Quyết định
15/2006/QĐ-BTC hoặc theo quy định tại Thông tư 200.
- Báo cáo tài chính năm
Đối với báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 200.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14/07/2015.
9. Các mức phí, lệ phí trong hoạt động hóa chất Từ ngày 20/07, mức thu 11 loại lệ phí và 7 loại phí trong hoạt động hóa chất sẽ được thực hiện theo Thông tư
85/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Theo đó, mức lệ phí 200.000 đồng khi thực hiện các loại giấy tờ sau:
- Cấp mới Giấy phép sản xuất hoặc kinh doanh hóa chất;
- Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc kinh doanh hóa chất;
- Cấp mới Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp;
- Cấp mới hoặc cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ …
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định Phí phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là 36 triệu đồng/01 Bộ hồ sơ; Phí phê duyệt Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là 8 triệu đồng/01 Bộ hồ sơ.
10. Hạn chót điều chỉnh tỷ lệ cổ phần vượt giới hạn là 31/12/2015Đó là nội dung tại Thông tư
06/2015/TT-NHNN quy định thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn theo Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng phát sinh trước ngày 01/01/2011.
Theo đó, chậm nhất 31/12/2015, tổ chức tín dụng phối hợp với cổ đông, hay nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt quá giới hạn phải lập Kế hoạch khắc phục trừ trường hợp được Thủ tướng cho phép hay được xử lý theo Phương án cơ cấu lại đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Kế hoạch khắc phục tối thiểu phải có các nội dung:
- Danh sách cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn.
- Biện pháp và lộ trình khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn.
- Cam kết của tổ chức tín dụng về việc phối hợp, đôn đốc cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn thực hiện việc khắc phục theo đúng lộ trình nêu trên.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/07/2015.
11. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động điện lựcNgày 29/05/2015, Bộ Công thương ban hành Thông tư
10/2015/TT-BCT về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.
Theo đó, việc cấp Giấy phép hoạt động điện lực được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép gửi cho cơ quan cấp phép 01 bộ hồ sơ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép.
- Giấy phép được cấp gồm 03 bản chính: 01 bản giao cho đơn vị được cấp phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/07/2015.
12. Danh mục tuyến đường, cửa khẩu vận chuyển quá cảnh hàng hóaNgày 14/5/2015, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư
17/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư
15/2014/TT-BGTVT về tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó:
- Căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế, Bộ Giao thông vận tải sẽ công bố bổ sung hoặc sửa đổi danh mục tuyến đường, cửa khẩu vận chuyển quá cảnh hàng hóa để các đơn vị vận tải lựa chọn thực hiện.
- Thay thế Phụ lục Tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam của Thông tư 15 bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 17 có hiệu lực từ ngày 15/7/2015.
13. Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo Từ ngày 16/07, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau đây sẽ phải thực hiện theo Thông tư
09/2015/TT-BYT của Bộ Y tế:
- Thuốc không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Khoản 5 Điều 7 của Luật quảng cáo.
- Mỹ phẩm.
- Thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Y tế, bao gồm: Thực phẩm chức năng; Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; Nước khoáng thiên nhiên; Nước uống đóng chai; Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
-Trang thiết bị y tế.
- Sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Luật quảng cáo.
- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo của từng đối tượng nêu trên được quy định cụ thể trong Thông tư.
14. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trườngTừ ngày 15/07/2015, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư
27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Theo đó, hồ sơ bao gồm:
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư này.
- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.
Thông tư
27/2015/TT-BTNMT thay thế Thông tư
26/2011/TT-BTNMT .