Yếu tố nào để xác định trình độ lý luận chính trị sơ cấp?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
07/05/2024 10:45 AM

Xin cho tôi hỏi để xác định trình độ lý luận chính trị sơ cấp của một người thì cần dựa vào các yếu tố nào? – Quốc Bảo (Hậu Giang)

Yếu tố nào để xác định trình độ lý luận chính trị sơ cấp?

Yếu tố nào để xác định trình độ lý luận chính trị sơ cấp? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Yếu tố nào để xác định trình độ lý luận chính trị sơ cấp?

Sơ cấp lý luận chính trị (hay lý luận chính trị sơ cấp) là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.

Để có thể tham gia đào tạo trình độ lý luận chính trị sơ cấp cá nhân phải là Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã); Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.

Đồng thời cá nhân này phải đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Như vậy, theo nội dung trên, để xác định một người đang ở trình độ lý luận chính trị sơ cấp được dựa trên 03 yêu tố:

(1) Kiến thức được trang bị trong quá trình đào tạo trình độ lý luận chính trị sơ cấp.

(2) Đối tượng đào tạo

(3) Tiêu chuẩn để tham gia đào tạo

(Khoản 2 Điều 3 và Điều 4 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022)

Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Cụ thể tại Điều 8 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan đào tạo sơ cấp lý luận chính trị như sau:

- Cấp ủy cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Trung ương và kế hoạch đào tạo của cấp ủy cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo lý luận chính trị theo thẩm quyền phân cấp.

- Ban tổ chức cấp ủy cấp huyện rà soát đội ngũ cán bộ, xác định nhu cầu đào tạo, tham mưu ban thường vụ cấp ủy cấp huyện ban hành kế hoạch đào tạo; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đào tạo; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.

- Ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra về định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung đào tạo và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.

- Trường chính trị cấp tỉnh hướng dẫn chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giảng viên cho trung tâm chính trị cấp huyện.

- Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện kế hoạch đào tạo của cấp ủy; tổ chức và quản lý đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả đào tạo với ban thường vụ cấp ủy và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

- Ban thường vụ cấp ủy cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ đi học sơ cấp lý luận chính trị bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn.

Được biết, đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.

(Khoản 1 Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 361

Bài viết về

lĩnh vực Đảng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn