Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hiện nay là ai?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
19/03/2024 16:25 PM

Xin cho tôi hỏi Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hiện nay là ai? Trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? - Văn Quý (Cần Thơ)

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hiện nay là ai?

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hiện nay là ai? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hiện nay là ai?

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hiện nay là ông Trần Cẩm Tú.

- Ngày sinh: 25/8/1961

- Ngày vào Đảng: 10/3/1990

- Quê quán: xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

- Dân tộc: Kinh

- Chức vụ:
+ Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XIII
+ Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII (từ 6/2018), XIII (từ 4/2021)
+ Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII
+ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Khóa XII, XIII
+ Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng
+ Đại biểu Quốc hội: Khóa XV

- Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân

- Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế

* Tóm tắt quá trình công tác

- 10/1979 - 11/1983: Công nhân Lâm trường Hương Sơn, Nghệ Tĩnh

- 12/1983 - 11/1988: Sinh viên Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Sơn Bình

- 12/1988 - 3/1995: Cán bộ Lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh

- 4/1995 - 6/2004: Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng, Phó Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy; Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, Hà Tĩnh

- 6/2004 - 7/2007: Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn, Hà Tĩnh

- 7/2007 - 2/2009: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh

- 3/2009 - 2/2011: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Bí thư Đảng ủy cơ quan Ủy ban Kiểm tra

- 2/2011 - 7/2011: Ủy viên Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Bí thư Đảng ủy cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương

- 8/2011 - 2/2015: Ủy viên Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Quân sự Quân khu 3; Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Thái Bình

- 2/2015 - 2/2016: Ủy viên Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

- 2/2016 - 5/2018: Ủy viên Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhiệm kỳ 2015-2020

- 6/2018 - 1/2021: Bí thư Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng

- 1/2021 -  9/4/2021: Ủy viên Bộ Chính trị; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng

- 10/4/2021 - nay: Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng

- 6/2021: Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về toàn bộ hoạt động công tác của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Thường xuyên giữ mối liên hệ công tác của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Chủ trì các công việc, các cuộc họp của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và của Thường trực Uỷ ban; đề xuất những nội dung, chương trình, những vấn đề cần thảo luận, giải quyết nhằm giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

- Chỉ đạo, chủ trì một số cuộc kiểm tra hoặc thẩm tra, xác minh những trường hợp tổ chức đảng, đảng viên là cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và các thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khi có dấu hiệu vi phạm, bị tố cáo; được Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền nghe ý kiến trình bày của tổ chức đảng hoặc đảng viên bị thi hành kỷ luật, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và báo cáo đầy đủ với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

- Trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị nhân sự thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, giới thiệu để Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung khi cần và bầu cho nhiệm kỳ tiếp theo. Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ từ cấp vụ trở lên của cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Tham gia với cấp uỷ trực thuộc Trung ương chuẩn bị nhân sự uỷ ban kiểm tra, nhất là chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ đó.

- Ký một số văn bản thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo uỷ quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Thay mặt Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ký văn bản trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các quyết định về thi hành kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; các quyết định liên quan đến tổ chức bộ máy, cán bộ của cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và một số văn bản quan trọng khác. Kiểm tra, đôn đốc các thành viên Uỷ ban thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn được phân công.

- Giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ báo cáo kết quả công tác trước Ban Chấp hành Trung ương.

(Điều 4 Quy chế làm việc 10-QĐ/TW ngày 11/8/2006)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 680

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn