Danh sách Trưởng Ban Nội chính Trung ương qua các thời kỳ

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
11/03/2024 11:15 AM

Xin cho tôi biết qua các thời kỳ, ai là Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam? – Tuấn Phong (Tây Ninh)

Danh sách Trưởng Ban Nội chính Trung ương qua các thời kỳ

Danh sách Trưởng Ban Nội chính Trung ương qua các thời kỳ (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Ban Nội chính Trung ương là cơ quan gì?

Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

(Điều 1 Quyết định 216-QĐ/TW năm 2020)

2. Danh sách Trưởng Ban Nội chính Trung ương qua các thời kỳ

Sau đây là danh sách Trưởng Ban Nội chính Trung ương qua các thời kỳ:

STT

Tên

Chức vụ

Giai đoạn

Ghi chú

1

Trường Chinh

Trưởng ban

 

Uỷ viên Bộ Chính trị

2

Lê Đức Thọ

Trưởng ban

 

Uỷ viên Bộ Chính trị

3

Võ Văn Kiệt

Trưởng ban

 

Uỷ viên Bộ Chính trị

4

Trần Quốc Hoàn

Trưởng ban

1976 - 1979

Bí thư Trung ương Đảng

5

Lê Quốc Thân

Trưởng ban

1979 - 1982

Uỷ viên Trung ương Đảng

6

Trần Quốc Hương

Trưởng ban

1986 - 1991

Bí thư Trung ương Đảng

7

Lê Đức Bình

Trưởng ban

1991 - 1996

Uỷ viên Trung ương Đảng

8

Trương Vĩnh Trọng

Trưởng ban

2001 - 2006

Bí thư Trung ương Đảng

9

Nguyễn Bá Thanh

Trưởng ban

2013 - 2015

Uỷ viên Trung ương Đảng

9

Phan Đình Trạc

Quyền trưởng ban

2015 - 2016

Uỷ viên Trung ương Đảng

Trưởng ban

2016 - 2017

2017 - nay

Bí thư Trung ương Đảng

2021 - nay

Ủy viên Bộ Chính trị

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Nội chính Trung ương

(1) Nghiên cứu, tham mưu

- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu những quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.

- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu một số chủ trương, chính sách lớn về an ninh quốc gia, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; phối hợp nghiên cứu, tham mưu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (viện kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, công an, quân đội), Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp ở Trung ương.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo quy định.

- Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng lý luận về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.

(2) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở các cơ quan nội chính, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao.

- Chủ trì hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy và đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các cấp ủy, tổ chức đảng; tham gia về phương hướng, nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp theo quy định của Đảng.

(3) Thẩm định

Thẩm định hoặc tham gia ý kiến đối với các đề án, các chủ trương thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

(4) Tham gia về công tác tổ chức, cán bộ

- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.

- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thẩm định, tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các chức danh khác theo quy định.

(5) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương theo quy định của Bộ Chính trị, Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

(6) Hợp tác quốc tế về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.

(7) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.

(8) Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Ban Nội chính Trung ương được quyền:

- Yêu cầu các cơ quan nội chính, tư pháp Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan làm việc, báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.

- Tham dự các phiên họp của các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương.

(Điều 2 Quyết định 216-QĐ/TW năm 2020)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 681

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn