Chào hàng cạnh tranh là gì? Các hình thức chào hàng cạnh tranh

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Như Mai
24/02/2022 17:06 PM

Chào hàng cạnh tranh là một trong những hình thức đấu thầu được áp dụng phổ biến. Vậy chào hàng cạnh tranh là gì? Có những hình thức chào hàng cạnh tranh nào?

Chào hàng cạnh tranh là gì? Các hình thức chào hàng cạnh tranh

Chào hàng cạnh tranh là gì? Các hình thức chào hàng cạnh tranh (Ảnh minh họa)

1. Chào hàng cạnh tranh là gì?

Căn cứ mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu, các hình thức đấu thầu bao gồm:

- Đấu thầu rộng rãi;

- Đấu thầu hạn chế;

- Chỉ định thầu;

- Chào hàng cạnh tranh;

- Mua sắm trực tiếp;

- Tự thực hiện;

- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt;

- Tham gia thực hiện của cộng đồng.

Theo đó, chào hàng cạnh tranh là một trong các hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện hợp đồng. 

2. Điều kiện được chào hàng cạnh tranh

Khoản 2 Điều 23 Luật đấu thầu quy định chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

- Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

3. Các hình thức chào hàng cạnh tranh

Theo Điều 23 Luật Đấu thầu và Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, chào hàng cạnh tranh được thực hiện theo một trong hai hình thức: 

- Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

- Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với:

(1) Gói thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng và thuộc một trong các trường hợp:

+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

(2) Gói thầu có giá trị không quá 01 tỷ đổng và thuộc một trong hai trường hợp:

+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

(3) Gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 84,631

Bài viết về

lĩnh vực Đấu thầu

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]